Thiên hà ma quái bọc vật chất tối lảng vảng gần chúng ta

Anh Thư |

Các nhà khoa học Mỹ đã nhận ra hiện tượng lạ ở một trong những hóa thạch thiên hà cổ đại, mờ như bóng ma đang bao vây thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.

Theo Phys.org, vật thể đó mang tên Tucana II, một thiên hà lùn siêu mờ nằm cách chúng ta 163.000 năm ánh sáng. Các nhà vật lý thiên văn từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT-Mỹ) đã phát hiện các ngôi sao ở rìa Tucana II tuy ở cách vùng trung tâm của nó khá xa nhưng vẫn bị cuốn vào bên trong bởi một lực hấp dẫn ma quái nào đó.

Thiên hà ma quái bọc vật chất tối lảng vảng gần chúng ta - Ảnh 1.

Vật chất tối - Ảnh đồ họa từ NASA

Các tính toán cho thấy vùng vật chất hấp dẫn bí ẩn, vô hình đó khiến thiên hà phải có khối lượng lớn gấp 3 đến 5 lần so với ước tính ban đầu. Điều này cho thấy các thiên hà cổ đại của vũ trụ không hề giống các thiên hà hiện đại. Chúng có khả năng mở rộng hơn và lớn hơn những gì chúng ta có thể quan sát, và làm bằng các thành phần khác lạ.

Nghiên cứu công bố trên Nature Astronomy cho thấy khu vực mở rộng đó chính là một quầng vật chất tối khổng lồ. Vật chất tối là một thứ vật chất giả định không ai trực tiếp nhìn thấy, nhưng vẫn ghi nhận được sự tồn tại của nó qua việc nó tương tác với các vật thể nhìn thấy được. Ước tính vật chất tối chiếm đến 85% vũ trụ.

The Independent trích dẫn thêm rằng thiên hà đầy vật chất tốt này có một "lịch sử ăn thịt người", tức nuốt chửng ít nhất một thiên hà cổ đại khác trong quá khứ rất xa xôi. Cú hợp nhất thiên hà này đã khiến một số ngôi sao tràn ra khỏi quần sáng chính của thiên hà, tạo thành những đốm nhấp nháy nhỏ bé ở khu vực "ngoại ô" thiên hà ma quái và đẹp đẽ này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại