Theo lời kể, một lính đặc nhiệm Triều Tiên từng hạ gục tới 3 biệt kích Hàn Quốc chỉ trong vòng… 10 giây. Vậy thứ võ thuật đặc nhiệm Triều Tiên sử dụng có gì đặc biệt mà lợi hại đến vậy?
Ông Lee Young Guk, một cựu binh đặc nhiệm, vệ sĩ của nhà lãnh đạo Kim Jong Il cho biết đó chính là nhờ Taekwondo cùng quá trình rèn luyện thể lực, ý chí vô cùng gian khổ.
Nền tảng thể lực phong phú, ý chí tôi rèn như sắt thép
Trước khi tập luyện chuyên sâu về võ thuật, các chiến sĩ đặc nhiệm Triều Tiên được huấn luyện kĩ về các môn thể thao khác như cử tạ, bơi lội và chèo thuyền.
Quá trình huấn luyện này diễn ra liên tục và kéo dài trong suốt cuộc đời một chiến sĩ đặc nhiệm Triều Tiên, giúp tăng cường sức mạnh, sức bền và sự chịu đựng.
Ngay cả trong điều kiện giá rét, các chiến sĩ Triều Tiên cũng vẫn bơi lội dưới làn nước lạnh để tôi rèn khả năng thích nghi với môi trường và đặc biệt là ý chí sắt thép.
Theo lời ông Lee Young Guk thì không phải sức mạnh, võ thuật hay vũ khí mà chính tinh thần mới làm nên sức mạnh của đặc nhiệm Triều Tiên.
“Một khẩu súng ngắn không thể giúp đem lại chiến thắng trong chiến tranh. Võ Taekwondo chỉ có tác dụng nâng cao tinh thần chiến đấu. Nhưng đây là cách để các vệ sĩ phát triển lòng trung thành tuyệt đối”.
Clip quá trình rèn luyện của đặc nhiệm Triều Tiên (p1)
Chú trọng đặc biệt tới thân thủ và kết liễu đối thủ từ xa
Khác với nhiều lực lượng tinh nhuệ khác, đặc nhiệm Triều Tiên thiên về các nhiệm vụ đột kích, ám sát và vì thế ưu tiên kĩ năng di chuyển, sử dụng ám khí.
Thân thủ của các lính đặc nhiệm Triều Tiên nhanh nhẹn tới mức có thể né tránh được những lưỡi phi đao ở cự li gần.
Nhưng đổi ngược lại, nếu người phi đao là lính Triều Tiêu thì đối phương khó lòng sống sót.
Khí công thượng thừa và ngạnh công siêu hạng
Ngoài Taekwondo, môn võ thuật khiến lính đặc nhiệm Triều Tiên trở nên đáng sợ chính là khí công và ngạnh công.
Trong một lần cố tình “phô diễn” khả năng của mình, lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên đã cho thấy những hình ảnh họ dễ dàng để gạch, đá lên người rồi cho đồng đội cầm búa đập nát.
Clip quá trình rèn luyện của đặc nhiệm Triều Tiên (p2)
Hoặc một chiến sĩ khác cầm búa tạ, đánh mạnh vào người lính đặc nhiệm Triều Tiên mà không “si nhê”.
Trong quá trình rèn luyện, ngạnh công cũng được đặc nhiệm Triều Tiên đặt ưu tiên.
Một trong các bài tập để có thân thể cứng rắn như đá là các chiến binh Triều Tiên sẽ phải gồng mình rồi để đồng đội sử dụng các khúc gỗ lớn liên tục đánh vào cơ thể.
Sức mạnh thật sự của Taekwondo
Không giống đặc nhiệm Hàn Quốc sử dụng loại võ thuật khác lạ là Teukgong Moosool, Triều Tiên vẫn chỉ dùng Taekwondo truyền thống.
Ở khía cạnh thể thao, Taekwondo được biết tới nhiều về các đòn chân. Nhưng thực tế, môn võ này có số lượng đòn tay rất phong phú.
Nếu chuyên tâm tập luyện, một võ sĩ Taekwondo có thể sử dụng đòn tay lợi hại không kém đấu sĩ quyền Anh.
Khi áp dụng Taekwondo vào cho lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên, Taekwondo lột xác, trở thành thứ vũ khí tấn công – phòng ngự mạnh mẽ hơn hẳn trên thảm đấu.
Những cấm chiêu có khả năng “lấy mạng người trong chớp mắt” cũng được các lính đặc nhiệm Triều Tiên tinh thông và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
Một điều nữa là vì Taekwondo có rất nhiều đòn chân, sử dụng chân là chính nên cũng bổ sung thêm cho khả năng di chuyển của lính đặc nhiệm Triều Tiên.
Sự khác biệt giữa hệ phái Taekwondo được áp dụng cho lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên (Hệ phái Chang Hon - tổ chức ITF), với hệ phái Taekwondo được dùng thi đấu thể thao (Hệ phái Kukkiwon - tổ chức WTF)
* ITF thiên về các hệ thống quyền cổ hơn, như Odokwan Huyng, trong khi WTF lại ủng hộ các hệ thống quyền hiện đại như Jidokwan hay Taegeuk poomse.
- Về thủ pháp (Kỹ thuật đòn tay): Kỹ thuật đòn tay của Odokwan tận dụng lực xoắn hông và vai để cộng hưởng lực và đặt trọng tâm vào việc công phá xuyên qua mục tiêu. Taegeuk quan tâm đến quá trình chuẩn xác hình thành quả đấm hơn là huy động một lực cực đại đằng sau quả đấm.
- Về bộ pháp: Bộ pháp giữa Taegeuk và Odokwan hoàn toàn khác hẳn nhau. Theo Odokwan, võ sinh trụ người thấp hơn và đặt nặng vào việc phát huy sức mạnh. Trái lại, Taegeuk thích một thế tấn đẹp hơn và thân vươn thẳng cao hơn vì nó cho phép họ có thời gian phản đòn và di chuyển nhanh hơn.
Ưu điểm của Odokwan đặt nặng vào việc huy động sức mạnh là nó chỉ cần 1 hay 2 đòn Odokwan thay vì 5 hay 6 đòn Taegeuk để kết thúc trận đấu. Tuy nhiên, một khuyết điểm của trường phái này là sự thiếu linh động. Bộ pháp của Taegeuk trái lại giống như chuyển động của một con mèo. Nó cho phép võ sinh di chuyển nhanh hơn và đứng trên mũi bàn chân.
- Về cước pháp (kỹ thuật chân): Odokwan có xu hướng nhập nội tiếp cận địch thủ hơn để có thể sử dụng cả 2 tay và chân. Kỹ thuật phát đòn của Odokwan thường xuất phát từ trọng lượng của cơ thể, tận dụng động năng của cơ thể trong quá trình chuyển động để tạo lực triệt hạ đối thủ vì thế nên sẽ tạo được uy lực của đòn lớn hơn.
Tuy nhiên, do phải di động toàn bộ cơ thể và vì kết hợp với bộ pháp trụ thấp người đã nói ở trên nên tốc độ phát đòn sẽ chậm hơn.
Ngược lại, Taegeuk có ưu điểm linh động về bộ pháp sẽ duy trì 1 khoảng cách thích hợp để sử dụng nhiều đòn chân đa dạng hơn. Đòn thế Taegeuk giống ballet hơn, có tính thẩm mỹ hơn, nhanh hơn các cú đá Odokwan và tất nhiên, uy lực sẽ giảm hơn một chút so với Odokwan.
Theo nhận xét của võ sư Bob Smith về mặt lợi ích tự vệ, cả 2 trường phái trên đều có điểm mạnh. Khi bạn muốn chiến đấu bằng chân thôi thì trường phái Taegeuk vượt hẳn Odokwan, đặc biệt khi bạn muốn kết hợp các cú đá liên hoàn.
Tuy nhiên, khi bạn đã nhập nội vào địch thủ và phải sử dụng các kỹ thuật tay, Odokwan lại hiệu quả hơn vào lúc này. Cước pháp Odokwan đặc biệt nhằm vào phần thân trong khi Taegeuk thường tung cước pháp vào phần đầu địch thủ. Nói chung, Taegeuk thích hợp cho chiến đấu tầm xa trong khi Odokwan được dùng cho cận chiến.
Khi nhìn các bài quyền trong Hệ phái Chang Hon, nhận thấy trường phái Odokwan có nét gì đó chịu ảnh hưởng của Karate và mang tính thực chiến cao hơn (điều này cũng dễ hiểu vì Đại sư Choi - người sáng lập tổ chức ITF là môn sinh của Gichin Funakoshi – người sáng lập Shotokan Karate) trong khi hệ phái Kukkiwon thì đòn thế đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao, hệ thống quyền hay các chương trình biểu diễn lại có một số nét hao hao Kungfu hay Wushu của Trung Quốc.
Nguồn ĐỨC - CƯỜNG Taekwondo
Hoài nghi về võ thuật của lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên
Triều Tiên có 20 vạn chiến binh đặc nhiệm, đông nhất trên thế giới. Tuy nhiên cơ sở vật chất, khả năng đầu tư của nước này cho một chiến sĩ đặc nhiệm không cao như nhiều cường quốc Nga, Mỹ…
Điều đó dẫn tới hoài nghi rằng liệu có phải chất lượng một chiến sĩ đặc nhiệm Triều Tiên kém hơn so với các chiến sĩ đặc biệt của quốc gia khác?
Về mặt công nghệ, điều này có thể đúng vì lính Triều Tiên với số lượng lớn như vậy khó lòng đều được tiếp cận với các khí tài đặc biệt.
Tuy nhiên chính hạn chế về mặt kĩ thuật lại giúp lính đặc nhiệm Triều Tiên được đẩy mạnh khía cạnh võ thuật về bù đắp.
Và như đã nói ở trên, với một chiến sĩ đặc nhiệm Triều Tiên, tinh thần mới là sức mạnh đáng sợ nhất.
Vì thế khi giáp mặt 1 đối 1, lính đặc nhiệm Triều Tiên có lẽ là đối thủ đáng sợ bậc nhất.
Lính đặc nhiệm Triều Tiên từng sang Việt Nam huấn luyện
Một bộ phận chiến sĩ cảnh sát cơ động Việt Nam từng có nhiều tháng huấn luyện dưới sự chỉ dẫn của đặc nhiệm Triều Tiên. Sau thời gian đào tạo này, võ thuật và khí công của nhóm cảnh sát cơ động Việt Nam đã có cảnh giới mới.