Tuyệt học Nhất dương chỉ và Lăng ba vi bộ là có thật?

Tiểu Mã |

Nhất dương chỉ và Lăng ba vi bộ trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung là những tuyệt kỹ cực ít người có duyên học được.

Từ ngòi bút Kim Dung

Trong Thiên long bát bộ và Anh hùng xạ điêu, Nhất dương chỉ do Đoàn Tư Bình, vua đầu tiên của vương quốc Đại Lý sáng tạo. Đây được xem là võ công tuyệt kỹ gia truyền của Đại Lý Đoàn gia.

Trong Thiên long bát bộ, những người sử dụng thành thạo bộ chỉ pháp này là Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Minh, Đoàn Diên Khánh, Đoàn Dự.

Trong Anh hùng xạ điêu, Đoàn Trí Hưng là người đã sử dụng Nhất dương chỉ để cứu Hoàng Dung sau khi nàng bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương. Ngoài ra, Quách Tĩnh cũng có thể sử dụng chiêu thức này, tuy không thuần thục.

Bí kíp này là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn ra lực sát thương có hạn.

Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất dương chỉ thì phải dùng chính tuyệt kỹ này để giải huyệt.

Trong khi đó, Lăng ba vi bộ (hay Lăng ba di bộ)  là một loại thượng thừa khinh công của phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện tại nước Đại Lý.

Đoàn Dự sau khi chạy nhầm vào cấm địa của Vô Lượng kiếm phái đã phát hiện một hang động và có một căn phòng đã lâu không có người ở.

Đoàn Dự thấy một pho tượng mỹ nữ được điêu khắc bằng ngọc sau đó dập đầu một ngàn lần theo lời yêu cầu được ghi dưới pho tượng và tìm thấy được quyển bí kíp võ công là Lăng ba vi bộ cùng với Bắc minh thần công.

Lăng ba vi bộ là dựa vào Chu Dịch 64 quẻ phương vị mà diễn biến thành. Lúc chiến đấu dựa vào bộ pháp này khiến cho đối thủ không có cách nào đánh trúng bản thân và có thể tăng cường nội lực.

Các cao tăng Thiếu Lâm biểu diễn Nhất dương chỉ.
Các cao tăng Thiếu Lâm biểu diễn Nhất dương chỉ.

Và nguyên tắc… bảy thực ba hư

Trên thực tế, Kim Dung đã có phần hư cấu Nhất dương chỉ và Lăng ba vi bộ theo nguyên tắc “bảy thực ba hư” dựa trên những bí kíp có thật mà chủ yếu là những tuyệt kỹ của võ Thiếu Lâm.

Về Nhất dương chỉ: trên thực tế trong hệ thống Thất thập nhị huyền công của Thiếu Lâm có tới vài bí kíp để luyện cho ngón tay cứng như sắt và có thể phát ra kình lực cực mạnh.

Đó là Thiết tí công (ngón tay sắt). Ban đầu, người tập sẽ dùng ngón tay đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá. Để học công phu này bắt buộc phải có thuốc ngâm tẩm đặc biệt để tránh cho những ngón tay không bị tàn phá.

Công phu thứ hai là Nhất chỉ kim cương pháp (ngày nay người của Thiếu Lâm vẫn gọi là Nhất dương chỉ). Phương pháp này thiên về luyện dương cương, dùng ngón tay trỏ đâm vào tường, đá, thân cây… trong nhiều ngày.

Để luyện bí kíp này có thể gây rách da chảy máu trong thời gian đầu. Chính phương pháp này xỉa ngón trỏ vào vật cứng cho nên mới gọi là luyện dương cương.

Luyện Nhất dương chỉ phải mất nhiều năm mới đạt được thành tựu.
Luyện Nhất dương chỉ phải mất nhiều năm mới đạt được thành tựu.

Võ Thiếu Lâm còn có công phu Nhất chỉ thiền công (phóng một ngón tay): Là loại âm công cực lợi hại.

Theo nhiều tài liệu có ghi lại, nếu người luyện thành thì khi phát ngón tay chưa tới mà địch thủ đã bị thương, ở cấp thấp thì ngón tay cũng đủ cứng như dùi sắt.

Trong quá trình tập, cần dùng ngón tay trỏ xỉa vào vật nặng treo lơ lửng nên không có lực phản chấn gây nội thương và do tính chất nhu chuyển của vật nặng treo mà gọi là luyện âm nhu.

Sau dùng ngọn nến đốt lên xỉa cho đến khi tắt ngọn nến. cuối cùng dùng giấy rồi kính thủy tinh bao quanh ngọn nến xỉa cho đến khi tắt ngọn nến. Công phu này được cho là phải luyện trên 10 năm.

Như vậy có thể thấy việc Kim Dung mô tả về tuyệt kỹ Nhất dương chỉ trong các tác phẩm kiếm hiệp là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Có chăng, sự hư cấu chỉ nằm ở chỗ “độc chiêu” này có thể lấy mạng đối thủ từ rất xa giống như trong các tác phẩm tiểu thuyết.

Ngày nay, Nhất dương chỉ vẫn có ảnh hưởng rất lớn trong võ Thiếu Lâm và thậm chí lan sang nhiều môn phái khác.

Ngay cả một số môn võ cổ truyền Việt Nam vẫn luyện bí kíp này để có thể sở hữu những ngón tay cứng như sắt, đủ sức tạo ra lực công phá rất lớn.

Lăng ba vi bộ cũng được cho là xuất phát dựa trên công phu Thiếu Lâm.

Lăng ba di bộ được coi là có tác dụng lớn trong thực chiến.

Lăng ba di bộ được coi là có tác dụng lớn trong thực chiến.

Những người luyện Lăng ba vi bộ thực chất là dùng thuật khống chế, điều khiển khí để di chuyển với tốc độ kinh ngạc. Loại khinh công này được cho là không bất kì một loại nào có thể so sánh được.

Những người tập khinh công đều có sức bật nhảy rất cao, nương vào lực bật nhảy ấy mà nhảy vọt lên, rồi hạ xuống. Trong võ Thiếu Lâm, công phu này được gọi là “Đạp tuyết vô ngân” (đạp lên tuyết mà không để lại dấu).

Ngày nay, võ Thiếu Lâm vẫn còn ghi chép nhiều về phương pháp tập luyện loại khinh công này. Trong đó một cách vẫn được một số võ sư áp dụng đó là dùng bao cát buộc vào cổ chân.

Từ sáng sớm thức dậy cho đến lúc đi ngủ đều không được tháo nó ra, hằng ngày đi lại, sớm tối luyện chạy nhảy cũng không được bỏ nó ra.

Cứ cách một tháng tháo bao cát xuống 3 ngày để cân bằng cơ thể. Một năm sau có thể leo núi chạy nhảy cực kỳ mau lẹ.

Hơn ba năm sẽ có thể dùng tấm ván mỏng thay thuyền mà chạy trên mặt nước (Thiếu Lâm gọi là công phu Thủy thượng phiêu)

Đồng thời, các võ sư sẽ tập nội luyện pháp, nghĩa là chăm chỉ luyện nội công tâm pháp, kết hợp với ngoại luyện pháp.

Nội pháp từ từ được nâng cao, đến khoảng 3 năm sau thì sẽ có thành tựu, nhưng muốn đạt đến cảnh giới đỉnh cao cần phải trải qua hàng chục năm.

Bài Thủy thượng phiêu, khá tương đồng với Lăng ba di bộ.
Bài Thủy thượng phiêu, khá tương đồng với Lăng ba di bộ.

Nhìn chung, Lăng ba vi bộ (Lăng ba di bộ) trên thực tế chính là cách luyện khinh công kết hợp nội lực để khiến cơ thể mau lẹ hơn người, áp dụng rất hiệu quả vào việc tránh né và phản công trong thực chiến.

Đây chính là cơ sở để Kim Dung viết nên một trong những bí kíp võ công rất đặc sắc trong các tác phẩm kiếm hiệp của mình.

Ông Ho Eng Hui, 58 tuổi, võ sư đến từ Malaysia sau nhiều năm luyện Nhất dương chỉ đã sử dụng chính bí kíp này làm kế sinh nhai.

Ông thường biểu diễn những chiêu trò độc đáo với ngón tay trên con phố Jonker, thuộc Malacca, Malaysia, trong đó màn chọc thủng quả dừa là phổ biến nhất.

Điều thú vị rằng ông Ho đã lập nhiều kỷ lục thế giới, rồi tự phá vỡ kỷ lục của chính mình.

Tháng 2/2011, ông ghi tên mình vào sách kỷ lục Malaysia với khả năng chọc thủng 3 quả dừa trong 1 phút 10 giây.

Trước đó là kỷ lục 31 giây với 4 quả dừa vào năm 2009. Thời điểm này, ông chính thức được Guinness công nhận.

Đến năm 2011, ông lại vượt qua kỷ lục của mình với thời gian 12 giây để chọc thủng 4 quả dừa tươi.

Ông Ho bắt đầu luyện tập môn kung-fu này từ năm 17 tuổi. Ông tiết lộ mình từng phải mất 2 năm luyện tập rất kiên trì mới có thể chọc thủng quả dừa đầu tiên.

 

Võ sư dùng ngón tay chọc thủng quả dừa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại