Đó chính là Kung Fu To'a, môn võ độc đáo của Iran cũng như khu vực Trung Đông. Đây là một môn võ “dị” mang tính nghệ thuật và tổng hợp hiện đại của Iran được sáng lập bởi Ibrahim Mirzaei từ năm 1950 đến 1970.
Môn võ này lạ ở chỗ được tổng hợp từ Kungfu và Yoga, vừa mang tính chiến đấu theo phong cách của cả 2 miền Nam, Bắc Thiếu Lâm lại có nhiều bài thiền của Yoga, được cho là có thể tạo nên sức mạnh khó ngờ tới.
Ở đất nước Iran, Kung Fu To'a là một trong 3 môn võ có số lượng người tập đông nhất cùng với Karate và Kickboxing (với khoảng 200.000 học viên).
Kung Fu To'a được Ibrahim Mirzaei sáng tạo nên qua quá trình 25 năm “chu du châu Á” để học hỏi rất nhiều loại võ thuật khác nhau, rồi tổng hợp thành một loại võ “mang màu sắc Iran”.
Kỹ thuật của Kung Fu To'a cũng có sự ảnh hưởng từ nhiều môn võ khác nhau từ Taekwondo, Karate, Thiếu Lâm, Võ Đang, Yoga…
Những bậc cao thủ ở Iran được cho là có khả năng giải phóng một nguồn năng lượng cực lớn trong cơ thể chỉ trong vòng một giây.
Trong các cuộc cách mạng ở Iran thời kỳ 1978/1979 khi chính quyền cũ bị lật đổ, môn võ này đã bị cấm, người sáng lập Mirzaei cũng phải đối mặt với sự thù địch của chính quyền Hồi giáo.
Sau cách mạng vài năm, Mirzaei từng bị bắn vào chân, sau đó ông phải bỏ quê hương để lẩn trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ rồi châu Âu, sau đó không một ai biết được về tung tích của ông.
Tuy nhiên sau lệnh cấm cùng với sự mất tích của người sáng lập, môn võ này vẫn tiếp tục được truyền bá tại đất nước Iran. Thậm chí ngày nay nó còn được lan ra hàng chục nước từ châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông.
Cho đến vài năm trước đây, Kung Fu To'a đã được hợp thức hóa trở thành môn thể thao hiện đại, được người dân trong nước hết sức coi trọng.
Về yếu tố kỹ thuật, Kung Fu To'a được phát triển dựa theo 7 hình thức (cấp bậc), gồm nhiều chuỗi kỹ thuật tấn công và tự vệ với nguồn năng lượng rất lớn.
Thông thường, các võ sinh tập môn này sẽ phải trải qua lần lượt các cuộc kiểm tra sát hạch 7 cấp bậc. Mỗi lần vượt qua, học viên sẽ có thêm một sọc ngang nằm ở ngực phải của bộ võ phục.
Kỹ thuật môn Kung Fu To'a rất chú trọng vào sự chuyển động đồng thời lấy sự nhanh chóng, chính xác làm nòng cốt trong tấn công hoặc phòng thủ.
Trong mỗi động tác, các võ sĩ thường kết hợp với kỹ thuật hít thở rất đặc trưng để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên đây được cho là kỹ thuật rất khó và phải mất nhiều năm mới có thể áp dụng thuần thục.
Cũng chính vì những kỹ thuật hít thở đi kèm này mà việc tập luyện Kung Fu To'a được cho là rất mệt và tổn sức hơn khá nhiều so với các bộ môn võ thuật khác.
Ở Iran, môn võ Kung Fu To'a còn được nâng lên tầm triết học. Người ta coi môn võ này là “thế giới của chuyển động. Đó là sự chuyển động của quyền lực, của cái đẹp, của công lý và nhân loại, chuyển động hướng tới một xã hội lành mạnh”.
Do chịu ảnh hưởng lớn của môn Yoga nên môn võ Kung Fu To'a rất chú trọng vào yếu tố thiền. Nó được cho là vừa làm “sạch” tâm trí, vừa làm tăng cường thể chất và có thể tạo ra những điều phi thường.
Logo của môn phái Kung Fu To'a.
Môn võ Kung Fu To'a lấy biểu tượng là hình ảnh loài chim ưng đang dang cánh, bắt nguồn từ một câu chuyện về Simorgh, khi ông đem những hạt giống reo mầm khắp nơi trên thế giới.
Ngoài ra chim ưng còn là đại diện cho sự nhanh nhạy, tinh anh với thị lực hoàn hảo. Chim ưng cũng là bậc thầy trong cách kiểm soát tốc độ và chuyển động, và cả sự kiên nhẫn.
Ở Iran còn có một môn võ khác cũng rất mới và có một vài nét tương đồng với Kung Fu To'a đó là môn võ Nearu.
Nearu cũng là môn võ nghệ thuật hiện đại, tập trung vào tự vệ và hơi thở để nhằm phát huy tối đa nội lực của cơ thể.
Nearu được thành lập năm 1990 bởi võ sĩ Amir Lotfi Azad.
Trước đó, năm 1987, võ sĩ Amir Lotfi Azad đã thực hiện một cuộc hành trình tới dãy Himalaya để tìm hiểu giáo lý của một người Tây Tạng là Tagashi .
Về kỹ thuật, Nearu cũng có sự kế thừa của khá nhiều môn phái khác nhau như Karate, Aikido, Taekwondo, Silat , Judo…
Võ phục của Nearu cũng mang màu trắng, với màu đai từ trắng đến đen (cao nhất là đai đen 8 đẳng).
Xem một võ sĩ thi triển Kung Fu To'a
Thêm một số hình ảnh về môn võ Kung Fu To'a