Những chiếc đèn xanh của Johan Cruyff

Thành Đỗ |

Johan Cruyff luôn rất liều lĩnh, trên sân bóng, trong cuộc sống và cả chính trị. Với ông, bóng đá hay Barca là thứ vũ khí chống lại kẻ độc tài!

"Khi tôi ra nước ngoài và nói với mọi người mình đến từ Hà Lan, họ nói: "Đấy là đất nước nổi tiếng với hoa tulip và Johan Cruijff"".

Điều ấy sẽ luôn luôn đúng, còn hôm nay là một ngày buồn, khi ông ấy không còn ở lại với chúng ta" - Franshoek,trợ lý của Thánh Johan.

Kẻ liều lĩnh và gàn dở

Tại quảng trường Diagonal, một trong những nơi đông đúc nhất ở Barcelona, một chiếc Maserati bạc rờ tới…

“Xem nhé,” anh chàng tài xế nói. “Tôi sẽ vượt qua một lèo tất cả các nút có đèn giao thông, trừ chiếc cuối cùng.”

Trên quãng đường vỏn vẹn 800m đó có đến 8 cái cột đèn giao thông, và chiếc xe lao vút qua 7 cái khi chúng vẫn còn đang đèn xanh.

Đó là câu chuyện của năm 1974 và người đàn ông cầm lái chiếc xe đó là Johan Cruyff.

Chiếc xe đó cũng là hình ảnh của anh trên sân cỏ: Liều lĩnh, nhanh nhạy và luôn luôn thử thách sự cực hạn của bản thân.

Một buổi chiều thứ Tư, Barcelona gặp Ajax Amsterdam trong khuôn khổ Champions League. Đây cũng là lần gặp nhau chính thức đầu tiên giữa 2 CLB mà Cruyff tham gia.

Và những gì mà chàng trai đó đã làm được chỉ có thể tóm gọn lại là: một thứ bóng đá mê hoặc cả thế giới.


Thánh Johan mê hoặc cả chính đối thủ của mình!

Thánh Johan mê hoặc cả chính đối thủ của mình!

Johan Cruyff sinh ra tại Amsterdam và sống ở Barcelona trong hơn nửa đời mình, nhưng ở thời khắc đó, ông cũng chẳng thích thú gì việc đặt chân lên SVĐ Nou Camp. “Tôi là một cầu thủ Ajax,” ông trả lời kênh truyền hình RTL của Hà Lan.

“Tôi có một số quan điểm khác biệt với Chủ tịch của Barcelona, và tôi sẽ không đặt chân lên Nou Camp một khi ông ta vẫn còn ở đó.”

Đó chính là tính cách tiêu biểu của Johan, ông luôn sống và làm việc theo chủ ý của mình, và cho rằng mọi ý kiến khác đều sai.

Nghe thì có vẻ độc đoán, nhưng với phong cách đó, huyền thoại người Hà Lan đã chơi tổng cộng 710 trận đấu chính thức và ghi 401 bàn thắng chỉ với 3 đội bóng: Ajax, Barcelona và Đội tuyển Hà Lan - Thành tích mà bất cứ cầu thủ nào phải mơ ước.

Ngay cả sau này cũng vậy, lý do Cruyff chọn đội bóng xứ Catalonia làm bến đỗ thứ hai cho cuộc đời mình bởi nơi đây luôn tồn tại sự đối lập với quyền lực của nhà độc tài Francisco Franco.

Nhưng với Cruyff, cuộc đời là thứ ông luôn kiểm soát được, như cách ông kiểm soát cả trận đấu trên sân cỏ vậy.

Sinh ra đã là "của" bóng đá

Sinh ra tại một khu phố chỉ cách sân vận động của Ajax Amsterdam 5 phút đi bộ, với mẹ là nhân viên giặt là của CLB còn bố là một người yêu bóng đá đến cuồng nhiệt, không quá khó hiểu khi ngay từ lúc còn bé tí, Johan Cruyff đã mải miết chạy theo quả bóng cùng chúng bạn và anh trai.

Dù khi đó HLV trưởng của Ajax, Rinus Michels – người được mệnh danh là cha đẻ của Bóng đá Tổng lực – vẫn chưa có danh tiếng gì, cậu bé tóc vàng mảnh khảnh đó đã chứng tỏ mình có đầy đủ kỹ năng để chơi mọi vị trí trên sân.

Trên sân tập của đội trẻ Ajax, cậu chứng minh phẩm chất thiên tài của mình qua từng cử chỉ, và qua cả lời nói.

Mỗi khi cậu nói quá nhiều, các HLV đều dọa sẽ phạt cậu, hoặc đuổi cậu về nhà. Dù vậy tất cả bọn họ, kể cả Michels đều phải ngưỡng mộ vẻ đẹp của bóng đá mà Cruyff đã vẽ ra cho họ.

Đó là bức tranh mang vẻ đẹp của niềm tin rằng các cầu thủ không nhất thiết phải bó chặt vào một vị trí hay nhiệm vụ nhất định.

Khi chúng ta chứng kiến Lionel Messi vẫy vùng cùng Barcelona, tức là chúng ta đang xem lại thứ bóng đá mà Cruyff đã trình diễn từ cách đây hàng thập kỷ.

Ông cũng là người đã đưa Guardiola trở thành bộ não của “Dream Team” Barcelona năm 1992, và chính những hạt giống khi đó đã nảy mầm thành một Barcelona thống trị cả châu Âu của ngày nay.


Thánh Johan đã để lại rất nhiều di sản cho bóng đá.

Thánh Johan đã để lại rất nhiều di sản cho bóng đá.

Johan Cruyff là HLV trưởng của tất cả họ, là người thầy chịu trách nhiệm huấn luyện cho toàn đội, kể cả những cầu thủ trẻ.

Khi đó, Guardiola là đội trưởng của một đội bóng gồm những Jose Maria Bakero, Txiki Begiristain, Gheorghe Hagi, Michael Laudrup, Romario, Hristo Stoichkov và đặc biệt là Ronald Koeman – anh học trò đã quyết định theo chân người thầy vĩ đại.

Khi còn là cầu thủ, Johan Cruyff đã đưa Ajax Amsterdam đã giành được Cúp C1, và sau đó ông tiếp tục đưa Barcelona đến danh hiệu đó với tư cách HLV.

Ông chính là người đã vẽ ra gạch nối giữa xứ Catalan và Hà Lan – điều vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Frank De boer là ví dụ, HLV đương nhiệm của Ajax chính là một người cũ của Barcelona.

Ngày nay, Ajax vắng đi ra những cầu thủ chất lượng, bởi vậy họ khó lòng cạnh tranh ở đấu trường châu Âu như thời của Cruyff.

Nhưng Barcelona thì khác, đó là đội bóng mạnh hơn, với lò đào tạo đủ sức trình làng những sản phẩm chất lượng, cùng tiềm lực tài chính để mang về những ngôi sao hàng đầu.

Để đưa Neymar về sân Nou Camp, Barcelona đã tiêu tốn hơn 130 triệu USD – bao gồm cả tiền chuyện nhượng và tổng số lương cho cầu thủ này. Với Cruyff, Barca đã phải chi ra 10 triệu pesetas cho Ajax – tương đương 2 triệu USD khi đó.

Tất nhiên chúng ta không thể so sánh về mặt giá trị, bởi hai thời đó cách nhau quá xa. Cuộc đời là vậy, mọi thứ có thể thay đổi, nhưng có một điều bất biến trong mắt Cruyff, rằng bóng đá chỉ là một cuộc chơi.


Với Johan Cruyff, bóng đá trước hết và mãi mãi là 1 trò chơi.

Với Johan Cruyff, bóng đá trước hết và mãi mãi là 1 trò chơi.

Có thể nó bị điều khiển bởi các lợi ích kinh tế, nhưng về cốt lõi, đó cũng chỉ là một trò chơi phát triển từ đường phố.

Với con mắt kiên định luôn nhìn vào điều cốt lõi ấy, không khó hiểu khi những câu nói của ông, dù có trải qua hàng thập kỷ nhưng vẫn luôn đúng, miễn là khi ấy bóng đá còn tồn tại.

“Kỹ thuật là chuyền bóng bằng một chạm, với lực vừa phải, vào đúng chân thuận của đồng đội mình.”;

“Chơi bóng đá rất đơn giản, nhưng chơi thứ bóng đá đơn giản lại chính là điều khó khăn nhất.”; hay “Nếu tôi bắt đầu chạy sớm hơn người khác một chút, tôi có vẻ tới đích nhanh hơn".

Những di sản của Johan Cruyff

Đó chính xác là những gì mà những Guardiola, Hagi và Stoichkov của ngày xưa, hay Xavi, Iniesta và Messi của ngày nay đang áp dụng, và không phải ngẫu nhiên mà những cái tên đó đều gắn liền với đội bóng vĩ đại xưng hùng khắp châu Âu.

Nhưng cũng chính sự kiên định đến cố chấp ấy đã khiến ông làm mất lòng không ít người. Cruyff từng nói, Neymar và Messi là hai bản thể giống nhau, chứ không hề bổ sung cho nhau, bởi vậy ông luôn cho rằng Barcelona không cần phải có Neymar.

Mặc dù trong những năm gần đây, ngôi sao người Brazil đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc mỗi khi Messi vắng mặt.

Nhưng có vẻ như trong con mắt của Cruyff, đó chẳng qua cũng chỉ là cách để Neymar chứng tỏ rằng anh ta biết vị trí của mình ở Barcelona, và sẵn sàng chờ đến lượt mình nắm lấy lá cờ đầu.

Ajax Amsterdam thì khác. Đội bóng của Frank De Boer luôn lâm vào tình trạng thiếu thốn tài năng. Họ từng có Christian Eriksen, nhưng rồi lại bán cho Tottenham Hotspurs để đổi lấy 18 triệu USD. Kể từ đó, Ajax lạc nhịp vì mất đi người nhạc trưởng.

Tất cả những thứ đó làm Johan Cruyff vĩ đại thấy chướng mắt. Ông gọi Sandro Rosell – Chủ tịch của Barcelona là kẻ tham tiền, và đổ lỗi cho Frank De Boer về thất bại của Ajax.

“Một kẻ nắm tấm bằng lái trong tay không có nghĩa là hắn ta đủ khả năng lái chiếc xe Công thức Một.” Đó là cách mà huyền thoại quá cố của Ajax nói về De Boer. Thẳng thắn và nhanh gọn, giống như cái cách mà ông lái xe qua đường phố Barcelona cách đây 42 năm.

Johan Cruyff - một huyền thoại

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại