Học viện của HAGL cũng có vấn đề?

TP |

Đại diện của HAGL đã không định gạt ai khi nói rằng quy trình đào tạo mà Arsenal chuyển giao cho họ là chỉ cho các cầu thủ chơi bóng không mang giày và cũng không có những trận đấu đối kháng trong nhiều năm. Nó là lý do khiến HAGL không thể tham dự các giải từ U13-U17.

Nhưng, nếu như thế thì CLB Arsenal cũng sẽ không có các đội trẻ để tham dự các giải trẻ của Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng như không thể thực hiện các trận đấu với các tuyến trẻ của các CLB khác ở châu Âu hay trên toàn thế giới.

Không mất quá nhiều thời gian và cũng không phức tạp, chỉ cần vài thao tác cơ bản khi tìm kiếm trên Internet là chúng ta sẽ tìm ra các hình ảnh (cả tĩnh lẫn động) của các trận đấu ở mọi tuyến trẻ của Arsenal. Và dĩ nhiên, họ cũng mang giày tất đầy đủ.

Vậy thì hệ thống giáo trình đào tạo mà HAGL đang áp dụng thực sự là gì?

Tất nhiên, chúng ta không thể cho rằng nó là “hàng giả” sau ngần ấy năm và ngần ấy cuộc tiếp xúc giữa các bên (trong đó có cả HLV Wenger).

Nhưng sự khác biệt này lại đánh trúng vào vấn đề của các cầu thủ trẻ thuộc thế hệ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Toàn... là họ khá non.

Ở cái tuổi 20 như họ thì rất nhiều cầu thủ đã từng trở thành trụ cột ở đội tuyển chứ không chỉ là ở các CLB mà họ đầu quân.

Có thể cho rằng họ được sự dìu dắt nhờ đứng trong tập thể có nhiều đàn anh già dặn.

Nhưng kinh nghiệm thi đấu của thế hệ này chỉ được vun đắp qua các chuyến du đấu giao hữu và khi họ được chọn làm nòng cốt cho đội U19 QG tham dự hàng loạt giải đấu cả chính thức lẫn giao hữu hồi năm ngoái.

Người duy nhất cho thấy có sự từng trải đủ để thi đấu đỉnh cao ở HAGL cho tới lúc này là Công Phượng, một người được cho là có “độ lì” bẩm sinh.

Cầu thủ nhí của Arsenal (phải) vẫn thi đấu với giày tất như người lớn

Cầu thủ nhí của Arsenal (phải) vẫn thi đấu với giày tất như người lớn

Một vấn đề khác của HAGL lúc này là họ không có đầy đủ các tuyến trẻ do việc giải tán các tuyến trẻ trước đây trong khi việc tuyển lựa để đào tạo theo chuẩn học viện thì lại bị ngắt quãng.

Sau lứa Công Phượng đến nay HAGL mới chỉ có thêm hai lứa nữa, trong khi chúng ta biết rằng tuyển chọn là công việc thường niên, và từ 11, 13, 15, 17, 19 là không thể khuyết dù chỉ một tuyến.

Thật khó so sánh, nhưng cũng nên tham khảo về La Masia, trung tâm đào tạo trứ danh của Barca có các tuyến trẻ chỉ hơn kém nhau 1 năm tuổi, bắt đầu từ 7 cho tới 15.

Tuyến Benjamin của Barca từ 9-10 tuổi và Alevin từ 10-11 tuổi có tới 4 đội mỗi tuyến, rồi Infantil (12-13 tuổi) và Cadet(14-15) thì mỗi tuyến thu hẹp lại sau khi sàng lọc cũng còn có 2 đội.

Hy vọng là sau khi HAGL thấy rằng thành quả mà họ thu được là không tệ cả về chuyên môn lẫn tài chính (tài trợ, quảng cáo) thì tính liên tục sẽ được đảm bảo, và tới lúc đặt câu hỏi là tại sao lại có sự khác biệt quá lớn với quy trình ở Arsenal.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại