Họ Đặng biến độc chiêu Thiếu lâm thành "hàng" Việt Nam

Đoàn Dự |

Trung Quốc nổi tiếng với võ Thiếu Lâm, nhưng cổ truyền Việt Nam cũng có môn phái này, đó là nhờ công 3 đời họ Đặng Đình tại thành phố Hải Phòng.

Võ đường Đặng Đình Hòa ở Hải Phòng rất nổi tiếng với môn Thiếu Lâm Nam phái. Thoạt nghe, không ít người tò mò tự hỏi đó có phải môn võ được xem là Thái Sơn Bắc Đẩu của Trung Quốc?

Xuất phát điểm thì thế. Nhưng “cá vào ao ta là cá ta”, đến nay, môn Thiếu Lâm Nam phái của 3 đời nhà Đặng Đình đã được công nhận thuộc Võ cổ truyền Việt Nam.

Học võ Thiếu Lâm Nam phái để trị đô vật xấu chơi

Đời ông của võ sư Đặng Đình Hai thời trẻ là một đô vật có tiếng của làng. Trong một lần thi đấu vật, ông bất ngờ thất bại trước một võ sĩ không quá vượt trội.

Khi đối thủ bám vào xương quai xanh rồi điểm huyệt, ông bất ngờ ngã xuống, toàn thân vô lực…

Ức chế vì bị chơi xấu, ông của võ sư Đặng Đình Hai liền về nhà thưa chuyện với bố. Ít tháng sau, bố ông vời một thầy dạy võ về nhà chỉ điểm riêng cho con trai. Thầy ấy là dạy võ Thiếu Lâm Nam phái.

Một cách đơn giản như thế, môn võ Bắc Đẩu Thái Sơn của Trung Quốc được truyền thụ cho nhà Đặng Đình ở Hải Phòng. Đến nay, môn võ này đã được biến tấu đi ít nhiều để phù hợp với người Việt Nam.

Cũng nhờ những biến tấu ấy, nhờ 3 đời được lưu hành tại dải đất chữ S mà Thiếu Lâm Nam phái trở thành Võ cổ truyền Việt Nam.


Từ dòng họ giỏi đấu vật cổ truyền, Đặng Gia giờ có môn võ Thiếu Lâm Nam phái rất lợi hại.

Từ dòng họ giỏi đấu vật cổ truyền, Đặng Gia giờ có môn võ Thiếu Lâm Nam phái rất lợi hại.

Những biến đổi và sát chiêu của Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền

Thiếu Lâm Nam phái vốn đa dạng về chiêu thức và cách đánh. Tuy nhiên để phù hợp với thể chất người Việt Nam, họ Đặng Gia chủ yếu giữ lại các đòn thiên về áp sát và tầm thấp.

Đặc trưng này thể hiện ở các bài quyền cơ bản mà những môn sinh sẽ được học theo cấp từ thấp đến cao. Đó là Tứ diện trấn môn quyền, Phượng Dựt Quyền (đánh cùi chỏ) và Hoàng Mưu Quyền (võ con mèo vàng).

Một đặc trưng cơ bản khác của võ phái này là rất xem trọng tấn pháp và quyền pháp, có khá ít cước pháp do quan niệm của Thiếu Lâm Nam phái: Túc bất li địa.

Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền còn sử dụng nhiều loại binh khí như đại đao, thương, đoản côn, côn... bản thân võ sư Đặng Đình Hai cũng tu luyện khí công nhiều năm, có thể dùng gạch đập vào đầu, để xe đi qua người hay lấy thương chống hầu.


Võ sư Đặng Đình Hai biểu diễn khí công.

Võ sư Đặng Đình Hai biểu diễn khí công.


Hai phóng viên được đích thân kiểm chứng nội công của võ sư Đặng Đình Hai

Hai phóng viên được đích thân kiểm chứng nội công của võ sư Đặng Đình Hai

Ngoài những bài quyền, thế võ thường được phổ biến cho đông đảo môn sinh, Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền cũng có các sát chiêu, có thể khiến đối phương nhẹ thì mất khả năng chiến đấu, nặng thì tàn phế suốt đời.

“Đó là những đòn đánh vào mắt hoặc đánh vào các khớp của đối phương. Mắt là cửa sổ tâm hồn, nếu bị đánh hỏng thì sẽ rất đáng tiếc.

Còn các khớp trông đơn giản như vậy, nhưng nếu bị đánh vào sẽ tổn thương rất khó lành, gây tàn phế suốt đời.

Đôi chân cũng rất quan trọng khi giao đấu. Nếu đá gãy chân thì đối phương sẽ phải thua, không thể giao đấu tiếp” – võ sư Đặng Đình Hai, trưởng môn Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền chia sẻ.


Thiếu Lâm Đặng Gia quyền rất coi trọng tấn pháp. Khi tập luyện, các võ sinh thường để tạ nặng hàng chục kg lên đùi. Xuất sắc hơn, một võ sư còn có thể đứng tấn với 2 người đứng lên đùi.

Thiếu Lâm Đặng Gia quyền rất coi trọng tấn pháp. Khi tập luyện, các võ sinh thường để tạ nặng hàng chục kg lên đùi. Xuất sắc hơn, một võ sư còn có thể đứng tấn với 2 người đứng lên đùi.

Môn sinh võ đường Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền biểu diễn võ thuật

Càng giỏi võ càng... sợ đánh người

Sở hữu võ thuật đầy mình nhưng Đặng Đình Hai chia sẻ anh rất ngại va chạm. Không phải vì sợ bị đánh, mà vì lo lỡ tay sẽ làm tổn thương người khác.

Đây cũng là tâm lý chung của rất nhiều người tập võ chân chính bởi sau quá trình dài luyện tập, thực tế các võ sư có khả năng hạ gục người thường (không sử dụng hung khí) nhanh chóng.

Quan trọng nhất, mỗi võ sư khi luyện võ đều được luyện Đức. Đó là cái Đức dùng võ giúp đời, chứ không phải luyện võ để "đụng tay, đụng chân" vào những sự việc không thật sự xứng đáng.

Chính vì quan điểm đặt Võ Đức cao hơn Võ Chiêu nên các học trò của thầy Đặng Đình Hai đều rất vui vẻ, hòa nhã và được mọi người quý mến.

"Học võ cổ truyền Việt Nam giúp thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo dục võ thuật và võ đạo, được đắm mình trong lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó tạo cho các em 1 nghị lưc quả cảm, 1 tình yêu nước mãnh liệt.

Võ đường Đặng Đình Hoà không chỉ là nơi đào tạo kỹ năng mà còn là nơi đào tạo thế hệ tương lai được rèn luyện cả Thân lẫn Tâm.

Tập võ cổ truyền Việt Nam với mục đích phát huy tinh thần thượng võ, đồng thời vun đắp, tạo điều kiện bồi dưỡng " Tâm- Trí- Thể " để góp phần xây dựng đât nước, bảo vệ tổ quốc" - Đặng Đình Hai chia sẻ.

“Sống sót” sau thời đại hỗn loạn của làng võ Việt Nam

Đã từng có thời điểm, làng võ thuật Việt Nam khá hỗn loạn. Các võ đường thường xuyên cử người đi “phá” võ đường khác và Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền là một trong số những “nạn nhân”.

Những sự việc như vậy diễn ra từ đời võ sư Đặng Đình Hòa (cha của võ sư Đặng Đình Hai) tới đời con trai.

Nổi bật nhất trong số các đấu thủ của võ sư Đặng Đình Hai phải kể tới môn phái Thất Sơn Thần Quyền. Các cao thủ của môn phái này đã nhiều lần tìm tới Thiếu Lâm Đặng Gia Quyền để thách đấu.

“Đời cha cũng như đời tôi, mỗi khi có địch thủ tới thách đấu thì đều phải nhìn nhận kĩ càng đối phương để cử đệ tử ra nghênh tiếp hoặc chính bản thân mình xuất trận.

Khi đánh như vậy, tôi đều cố gắng hướng tới một trận giao lưu võ thuật chứ không phải ẩu đả thông thường.

Rất may là kết quả các trận đánh đó cũng tốt, nên giờ đây tôi vẫn đang là võ sư trưởng môn phái” – võ sư Đặng Đình Hai tiếp.

Lên đỉnh Himalaya dạy võ cho các Ni sư dòng Mật tông

Thông thường, chỉ thấy các đại sư Mật tông sang Việt Nam thuyết pháp hoặc chỉ điểm, nhưng trường hợp liên quan tới võ sư Đặng Đình Hai thì ngược lại.

Năm 2010, Pháp Vương đứng đầu một môn phái thuộc Mật tông sang Việt Nam chỉ điểm cách tu tập cho các Ni sư ở Tây Thiên đã rất ngạc nhiên vì võ cổ truyền nước ta.

Pháp vương này thấy những Ni sư Việt Nam nhờ tập võ mà vô cùng sốc vác, không quản ngại việc nặng trong khi quá trình thiền định cũng rất nhập tâm, chuyên chú.

Chính vì thế, ông đã nhờ võ sư Đặng Đình Hai trở thành người Việt Nam đầu tiên lên đỉnh núi Himalaya để dạy võ cho các Ni sư của mình tại tự viện Amitabaha ở Nepal.

Hãng tin nổi tiếng AFP nói về các Ni sư được thầy Hai dạy võ

Quá trình lên Himalaya dạy võ tất nhiên không đơn giản cho Đặng Đình Hai. Chỉ riêng chặng đường lên núi đã mất 7 ngày liên tục đi xe.

Rồi bất đồng về mặt ngôn ngữ (người Nepal giao tiếp tốt bằng tiếng Anh), khác biệt nam – nữ cũng khiến ông thầy người Hải Phòng gặp khó khăn.

Pháp vương Mật tông chỉ thị cho Đặng Đình Hai khi chỉ dạy các Ni sư luyện võ không được... đụng chạm tay chân. Nhưng dạy võ thuật vốn là công tác trực quan, cần phải có sự sát sao nên nếu như vậy thì... chịu chết.


Võ sư Đặng Đình Hai là người Việt Nam đầu tiên dạy võ trên đỉnh Himalaya.

Võ sư Đặng Đình Hai là người Việt Nam đầu tiên dạy võ trên đỉnh Himalaya.

Phải mất khá nhiều công sức thuyết phục, võ sư Đặng Đình Hai mới có thể được đồng ý cho “đụng chạm” sơ sơ khi chỉ dạy các Ni sư luyện võ.

Bỏ công sức trong nhiều tháng, Đặng Đình Hai cũng thu về kết quả. Các Ni sư tiếp thu võ thuật rất nhanh, tiến bộ trông thấy và trong đại hội của dòng Mật tông còn tham gia biểu diễn để đoạt huy chương nhất toàn đoàn.

Clip các Ni sư Amitabaha biểu diễn múa rồng trong ngày hội ADC ở Ladak, Ấn Độ (gần biên giới với Pakistan)

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Ở thời điểm hiện tại, còn có nhiều võ sư Việt Nam khác kế tiếp con đường Đặng Đình Hai, mang võ thuật cổ truyền nước nhà truyền thụ trên đỉnh Himalaya.

Người chị mạnh mẽ

Võ sư Đặng Đình Hai có một người chị tên Đặng Thị Hoài Hương cũng rất giỏi võ thuật. Ngày nhỏ, Hương lười biếng luyện võ cho đến ngày bị một cậu bạn cùng lớp... cứ gặp là tát.

“Chắc nó nghĩ bố mình giỏi võ nên mình cũng phải biết. Vì thế cứ gặp là nó tát” – chị Hương kể.

Sau 2 lần bị bạn trai nói trên cho... ăn tát, chị Hương bắt đầu học võ và 1 tháng sau đã chống trả thành công. Từ đó, chị thường xuyên luyện tập võ nghệ để tăng cường bản lĩnh và đặc biệt là sự tự tin.


Đến hôm nay, chị Hương đã là một võ sư đầy bản lĩnh.

Đến hôm nay, chị Hương đã là một võ sư đầy bản lĩnh.

Cũng chính võ thuật đã kết duyên vợ chồng cho chị Hương. Anh là một môn sinh của bố, trước khi đến học đã nói đùa với bạn “nếu nhà thầy có con gái thì “cưa” luôn”. Và điều ấy đã trở thành hiện thực.

Hiện tại, chị Hương cũng tham gia dạy võ. Học sinh của chị có rất nhiều em gái từng bị bạo hành và tìm tới võ học để trở nên cứng cáp hơn cả về tinh thần lẫn khả năng tay chân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại