"Du học Nhật" và 4 bước "vật cản" của Miura

Đoàn Dự |

Bóng đá Việt Nam đang có những bước biến chuyển song chúng ta cũng không nên quá ảo tưởng về sức mạnh của mình.

Mới đây, HLV Miura lại có 1 cuộc trao đổi về bóng đá Việt Nam với tờ tạp chí quê nhà, News Picks. Trong đó, ông phân tích kĩ càng 4 vấn đề khiến cầu thủ Việt khó lòng phát triển ở các nền bóng đá tiên tiến hơn V-League.

“Tôi đã hỏi một vài người có liên quan và họ đều trả lời: “Họ yếu thế khi va chạm thể lực, dễ bị ngã. Vậy nên không thể đưa họ đấu trong J-League được.

Còn nữa, ở Nhật Bản, thậm chí Diego Forlan cũng khó có thể đá chính. Giải đấu J-League không chỉ có tài năng mà các cầu thủ còn phải chạy nhiều.

Cầu thủ cần phải chơi bóng đá toàn diện, từ phòng thủ đến tấn công. Tôi cảm thấy các cầu thủ Đông Nam Á hiện nay còn thiếu điều này.

Một điều nữa, lối chơi không bóng là khả năng chạy chỗ của cầu thủ khi không có bóng. Khi tôi là HLV của ĐT Việt Nam, điều này thay đổi khá nhiều.

Khi mất bóng, có những cầu thủ không làm gì nữa. Họ khó có thể chơi với các đội từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay châu Âu được nếu không thay đổi”.

Khả năng tì đè vốn dĩ là điểm yếu của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, khi đối đầu các địch thủ người da trắng, hoặc da đen... to lớn hơn.

Nhưng cũng cần phải thừa nhận thêm rằng, việc không chú trọng đúng mức rèn luyện thể lực khiến cầu thủ Việt Nam đã yếu càng thêm yếu.

Nhìn sang Hàn Quốc, nhờ chú ý vào dinh dưỡng và các cầu thủ không ngừng tập luyện mà họ đã cải thiện được rất nhiều về thể hình, sức mạnh, tăng cao khả năng tì đè đối phương.

Thể lực cũng là một vấn đề quan trọng mà cầu thủ Việt Nam thường đổ tại… giống mỗi khi bị chê bai. Nhưng nếu các cầu thủ chuyên nghiệp trên thế giới tập luyện để nâng cao thể lực rất chăm chỉ, thì cầu thủ Việt Nam đa phần đều kém hơn.


Trước các cầu thủ Nhật Bản, Công Phượng khó lòng tỏa sáng.

Trước các cầu thủ Nhật Bản, Công Phượng khó lòng tỏa sáng.

Cách thức sinh hoạt chưa hợp lý, thiếu chuyên nghiệp của cầu thủ Việt Nam ngày một bào mòn nhanh chóng thể lực của họ.

Đến một đội bóng ngoan hiền như HAGL, vào cuối mùa V-League trước còn bị cáo buộc giảm thể lực do quá mải… chơi game và lướt web trên các thiết bị điện tử tới đêm khuya.

Khả năng chạy chỗ không bóng cũng là điểm yếu của cầu thủ Việt Nam mà HLV Miura nhấn mạnh. Ông cho rằng “khi họ mất bóng thì không biết làm gì nữa và đi bộ trên sân”.

Về khả năng này, các cầu thủ HAGL vốn được chỉ bảo rất kĩ về các mảng miếng phối hợp nhỏ, có khá hơn phần còn lại ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa phải xuất sắc.


HLV Miura nhận định cầu thủ Việt Nam còn rất nhiều thiếu sót.

HLV Miura nhận định cầu thủ Việt Nam còn rất nhiều thiếu sót.

Được khoản chạy chỗ, cầu thủ HAGL lại mắc 1 vấn đề chết “người” đó là khả năng phòng ngự từ tất cả các tuyến.

Vốn là HLV thiên về phòng ngự, ông Miura nhấn mạnh rằng đây là 1 trong các điểm yếu cố hữu rất nghiêm trọng của cầu thủ Việt Nam.

Trước mắt, Công Phượng – Tuấn Anh sẽ sang J-League 2 thi đấu. HLV Miura khẳng định rằng sân chơi J-League không dành cho cầu thủ Việt. Còn J-League 2 cũng cao hơn không ít.

HLV Lê Thụy Hải: “Tất cả các cầu thủ Việt Nam, cho là thật tốt đi, thì không so được cùng độ tuổi ấy ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Các em bên đó tốt hơn nhiều.

Nhận xét của HLV nước ngoài về cầu thủ VN rất rõ, thiếu tốc độ, sức mạnh, đã nói từ lâu. Bản thân đội HAGL bị như vậy, chúng ta phải thừa nhận nó.

Tại sao ở lứa tuổi đó, người ta có rất rất nhiều cầu thủ hay hơn chúng ta mà lại cần Xuân Trường? Như vậy là có vấn đề về chuyện “đánh bóng” hay làm ăn.

Nhưng tôi vẫn nói các bạn ấy mà đi được thì rất tốt”.

U21 HAGL 2-0 U19 Hàn Quốc (Công Phượng)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại