Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc

Đạt Lê |

Nếu bảo vệ rừng thì rừng sẽ bảo vệ con người. Ngược lại, một khi người ta "bức tử" khu rừng lớn nhất hành tinh thì hậu quả đáng sợ sẽ diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Rừng Amazon đã bùng cháy dữ dội suốt nhiều tuần, thải ra những đám mây bụi vươn xa hàng ngàn cây số để nhấn chìm thành phố São Paulo trong bóng tối. Hơn nữa, các cột khói cũng có thể nhìn thấy được từ không gian.

Nhưng điều khiến các nhà khoa học phải đặt câu hỏi: Tại sao khu rừng nhiệt đới này lại bốc cháy? Chẳng phải rừng mưa nhiệt đới là một trong những hệ sinh thái ẩm ướt nhất trên Trái Đất hay sao? Và chính Amazon là khu rừng to lớn nhất hành tinh, theo lý thuyết có sức "phòng vệ" mạnh mẽ nhất?

Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 1.

Ảnh vệ tinh chụp trận cháy rừng Amazon ở Porto Velho, Brazil ngày 15/8/2019 (Ảnh: AP)

Đừng nói cháy rừng Amazon là thảm họa thiên nhiên, tất cả do con người

Các chuyên gia cho rằng đợt cháy rừng tàn khốc vào thập kỉ này không nằm ở nhiệt độ hay kiểu gió ở Amazon. Nguyên nhân sâu xa của ngọn lửa dữ dối chính là các hoạt động của con người! Con người đang điều khiển những đám cháy này bằng cách thay đổi hệ sinh thái rất nhiều - theo Ruth DeFries, giáo sư sinh thái học tại Đại học Columbia cho biết.

Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 2.

Càng đốt rừng lấy đất canh tác, "sức đề kháng" của rừng Amazon càng suy kiệt (Ảnh: Getty)

Theo giáo sư DeFries, lửa không phải là một phần tự nhiên của hệ sinh thái vùng Amazon mà nó chỉ thường có ở những nơi như miền Tây nước Mỹ. 

Amazon cũng giống như tất cả các khu rừng mưa nhiệt đới khác, thường quá ẩm để duy trì các đám cháy trong thời gian dài. Tuy nhiên, con người đã thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái thông qua nạn phá rừng, đốt rừng để phát triển nông nghiệp. Điều đó khiến khu vực này dễ bị hỏa hoạn hơn và "sức đề kháng" tự nhiên bị bào mòn theo thời gian.

"Điều quan trọng cần biết về Amazon là có rất ít đám cháy xảy ra ở đó một cách tự nhiên", Mikaela Weisse, người theo dõi nạn phá rừng đến từ Viện Tài nguyên Thế giới cho biết. "Hầu hết lửa bùng phát đều do nông dân tự tay đốt vì đó là cách nhanh nhất để có đất trống".

Trách nhiệm của chính phủ Brazil là không thể chối cãi

Theo những ghi nhận về vấn nạn ở Amazon, có sự trùng khớp đáng chú ý giữa đường hướng của chính phủ Brazil với tình trạng cháy rừng. Đầu những năm 2000, nạn phá rừng diễn ra rầm rộ ở Brazil và do đó, những đám cháy dữ dội cũng lan rộng. Sau đó từ năm 2004, tỷ lệ phá rừng đã giảm nhanh, phần lớn là nhờ các chính sách bảo tồn.

Nhưng kể từ khi Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro lên nắm quyền, nạn phá rừng đã gia tăng trở lại. Nhiều người đổ lỗi cho chính sách khai thác rừng triệt để cho sự phát triển nông nghiệp của ông Bolsonaro.

Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 3.

Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro khuyến khích khai thác rừng để phục hồi kinh tế (Ảnh: Reuters)

Amazon Watch - tổ chức phi lợi nhuận cho quyền bản địa ở Amazon - cho biết rằng dưới thời Tổng thống Blosonaro, nông dân và chủ trang trại cảm thấy được khuyến khích để đốt rừng lấy đất canh tác. Theo tờ báo Brasil de Fato của Brazil, các chủ trang trại và nông dân ở bang Pará đã tổ chức một "ngày đốt cháy" vào hôm 10/8 vừa qua, trong đó họ phối hợp đốt một lượng lớn cây để thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ.

Ngược lại, vào hôm thứ tư 21/8, Tổng thống Bolsonaro lại đổ lỗi cho các tổ chức phi chính phủ đã cố ý đốt rừng làm xấu đi hình ảnh của chính quyền ông. Tuy nhiên, theo CNN và truyền thông Anh - Mỹ nhận xét, ông Bolsonaro không có bằng chứng cho những nhận định của mình.

"Gieo nhân nào gặt quả đó" - hậu quả tàn khốc đang đến gần

Nếu bảo vệ rừng thì rừng sẽ bảo vệ con người. Ngược lại, một khi người ta "bức tử" khu rừng lớn nhất hành tinh thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Cây cối vốn chứa rất nhiều nước, đó là lý do vì sao hệ sinh thái Amazon lại ẩm ướt và "dập lửa" tốt. Tuy nhiên hết năm này qua năm khác, nạn đốt phá tràn lan, cây cối giảm đi số lượng đáng kể đã khiến khu rừng khô hạn. Mà càng hanh khô thì càng dễ bắt lửa.

Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 4.
Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 5.
Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 6.
Thảm họa của thế kỉ 21: Rừng Amazon có thể tự dập lửa nhưng bị chính con người “bức tử” và sự trả thù của thiên nhiên sẽ vô cùng tàn khốc - Ảnh 7.

Thảm họa cháy rừng Amazon 2019 do một tay con người gây ra (Ảnh: Reuters)

Vòng luẩn quẩn đó này sẽ gây ra một sự tác động khủng khiếp hơn: giải phóng carbon vào khí quyển. Với một lượng khổng lồ cây rừng cùng nhau ngùn ngụt cháy, lượng carbon thải ra sẽ lớn khủng khiếp và trực tiếp thúc đẩy tình trạng nóng lên toàn cầu.

Tiếp sau đó, biến đổi khí hậu lại làm cho môi trường ở Amazon khô hơn nữa, dẫn đến tình trạng cháy rừng vượt quá tầm kiểm soát. Đó là tương lai mù mịt mà các nhà khoa học lo ngại.

Một ngày nào đó, nếu thế giới mất đi Amazon - nơi sản sinh 20% oxy trong bầu khí quyển, nơi sinh sống của 3 triệu loài động vật và 1 triệu thổ dân với nền văn hóa đa dạng - thì đó chính là lỗi của chúng ta. Và khi từng cư dân nghẹt thở dưới bầu không khí đặc quanh mùi khói, đừng trách cứ thiên nhiên tàn nhẫn vì đó là sự "trả thù" sòng phẳng cho những hành động phá hoại của con người.

(Theo Vice)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại