Thái Lan tiếp tục nới visa thu hút du lịch

Dy Khoa |

Chính phủ nước bạn có động thái mới nhất nhằm cho phép kéo dài thời gian lưu trú của du khách, góp phần gia tăng lượng đến và ở lại. Trong khi Việt Nam vẫn chưa thay đổi nhiều về chính sách thị thực, nhập cảnh và lưu trú.

Ảnh: Dy Khoa.

Ảnh: Dy Khoa.

Trong suốt thời gian Covid-19 xuất hiện, hoành hành và đến gần như trở thành bệnh lưu hành, Thái Lan gần như là quốc gia có nhiều ý tưởng nhằm cải thiện tình trạng vắng khách quốc tế. Du lịch là ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn thu của chính phủ, là sinh kế của hàng triệu người. Có lẽ vậy mà họ luôn liên tục đưa ra hình thức, phương thức du lịch thích nghi, phủ hợp với từng giai đoạn của dịch bệnh.

Chúng ta còn nhớ nước này đã chủ động, sáng tạo đưa ra mô hình "sandbox" (hộp cát). Hình thức này cho phép khách đến một số địa điểm du lịch được chỉ định. Họ có thể ở đó toàn thời gian vào Thái Lan hoặc được phép đi sang các nơi khác của đất nước nếu đáp ứng đủ các quy định phòng dịch theo từng thời điểm.

Thái Lan tiếp tục nới visa thu hút du lịch - Ảnh 1.

Du lịch Thái Lan tiếp tục đưa ra các chính sách cởi mở hơn với du khách. Ảnh: Dy Khoa.

Sau khi tình dịch bệnh toàn cầu được kiểm soát tốt hơn, ngành dịch vụ du lịch rục rịch trở lại, Thái Lan lại tiếp tục chủ động nới lỏng các thủ tục nhập cảnh thường lệ. Trước tháng 8 năm nay, khách nhập cảnh vương quốc phải khai báo nhập cảnh bằng giấy viết tay (đây là hình thức có từ trước dịch).

Thông tin trên phiếu khai báo nhập cảnh buộc hành khách liệt kê rất nhiều thông tin, gồm cả nơi lưu trú, nghề nghiệp, khảo sát về mức thu nhập… Đến nay, khách vào Thái Lan đã không còn phải khai loại giấy này nữa. Đồng nghĩa, người dân Đông Nam Á đáp ứng quy định miễn thị thực nhập cảnh có thể vào nước này dễ dàng, thuận lợi. "Sáng ăn phở Sài Gòn, trưa ăn xôi xoài Bangkok" - câu nói dễ hình dung về sự thuận lợi nhập cảnh vào Thái Lan thời điểm này.

Chưa hết, Thái Lan đã tiếp tục thay đổi các chính sách thị thực cho các thị trường tiềm năng. Người từ hơn 50 quốc gia có thể nhập cảnh miễn thị thực hoặc lấy visa tại sân bay, cửa khẩu (visa on-arrival). Nếu nói visa là rào cản đầu tiên cho một ý tưởng du lịch thì hoàn toàn không sai. Việc chuẩn bị hồ sơ xin visa, tốn tiền cho nó cũng đủ để một quốc gia mất đi một du khách cơ hội. Họ sẽ nản và sẵn sàng thay đổi điểm đến và chọn đất nước tương đồng với quốc gia mà họ muốn đến. Các quốc gia trên thế giới thường chia thành từng nhóm có những đặc điểm chung nhất định do yếu tố địa lý, văn hóa, xã hội, lịch sử…

Chẳng hạn nếu khách nước ngoài tò mò muốn biết về chợ nổi hay chợ trên sông thì cả Thái Lan và Việt Nam đều có hình thức sinh hoạt sông nước giống nhau. Giữa một đất nước có thủ tục nhập cảnh dễ dàng, không mất thêm phí visa, không phải chờ đợi cho các thủ tục du lịch, muốn đi thì có thể đi ngay và phần còn lại thì chắc chắn quốc gia thuận tiện hơn đã có ưu thế. Điều này là dễ hiểu và ngay cả chính chúng ta khi du lịch cũng có tâm thế cân nhắc lựa chọn như vậy.

Thái Lan tiếp tục nới visa thu hút du lịch - Ảnh 2.

Du lich Việt Nam cần sự tiếp sức của chính sách thị thực. Ảnh: Dy Khoa.

Quay lại với Việt Nam, chúng ta đang đặt kỳ vọng lượng khách nước ngoài có cải thiện cực kỳ đáng kể sau khoảng thời gian khá dài ngành du lịch trong nước gần như bị tê liệt. Trong bối cảnh các nước trong khu vực liên tục tung ra các "chiêu bài" hút khách quốc tế thì con rồng Việt Nam vẫn chưa có thêm các chính sách thị thực ưu đãi mới cho tất cả du khách hoặc trước mắt là tnhóm khách tiềm năng.

Biết rằng trước mỗi sự thay đổi đều sẽ có thách thức và cơ hội nhưng nếu chúng ta không làm gì cả chính là tước bỏ đi sức cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế đang tranh nhau từng khách một.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một người làm trong lĩnh vực truyền thông có đam mê xê dịch.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại