Tên lửa Soyuz huyền thoại của Nga được khoác ‘áo mới’ sau hơn 50 năm

Bảo Hà |

Trong gần 1 thập kỷ trở lại đây, tên lửa Soyuz của Nga là phương tiện duy nhất đưa các nhà du hành vũ trụ lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Theo đài Sputnik, tên lửa Soyuz-2 của Nga sẽ được sơn màu mới. Thay vì bộ ca cam-trắng-xám truyền thống, tên lửa Soyuz-2 sẽ được sơn với tổng màu trắng-xanh dương tươi mới hơn.

Ngày 13/3, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos đã công bố một loạt hình ảnh cho thấy diện mạo mới của thế hệ tên lửa không gian này.

Trong thông cáo báo chí, tập đoàn giải thích “bộ áo khoác” mới của Soyuz-2 được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu tên lửa Vostok, chiếc ICBM R-7 Semyorka, được sơn hoàn toàn màu trắng. ICBM R-7 Semyorka là tên lửa được dùng để vệ tinh Sputnik 1 và nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin lên quỹ đạo vào các năm lần lượt là 1957 và 1961.

Chiếc Soyuz-2.1a với lớp sơn mới dự kiến rời khỏi bệ phóng từ bãi phóng Baikonur vào ngày 20/3 tới, mang theo 38 tàu vũ trụ thuộc 18 quốc gia lên quỹ đạo.

Sự thay đổi màu sắc này được cho là lần đầu tiên thực hiện đối với dòng họ tên lửa Soyuz kể từ khi ra mắt vào năm 1966. Trong hơn 50 năm, các tên lửa này đều được sơn mũi trắng, thân xám và đuôi cam. Theo Roscosmos, tên lửa mới được sơn giống màu logo chính thức của tập đoàn.

Tên lửa Soyuz huyền thoại của Nga được khoác ‘áo mới’ sau hơn 50 năm - Ảnh 1.

Tên lửa truyền thống với 3 màu trắng-xám-cam. Ảnh: Sputnik

Nga hiện là một trong những quốc gia phát triển lĩnh vực không gian lớn nhất trên thế giới, cung cấp cho các quốc gia khác động cơ tên lửa đã được cấp bằng sáng chế, được chứng minh là an toàn và hiệu quả đưa các phi hành gia lên ISS.

Roscosmos và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang hợp tác trong chương trình ExoMars. Đây là một nỗ lực sinh học thiên văn đầy tham vọng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên Hành tinh Đỏ. Bên cạnh đó, Nga cũng công bố nhiều kế hoạch liên quan đến các sứ mệnh lên Mặt trăng.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí hạn chế của Roscosmos và những tranh chấp về việc phân phối quỹ để xây dựng các dự án lớn khác đã khiến một số học giả và nhà du hành vũ trụ lo ngại rằng đất nước này đang "nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế".

Cuối năm ngoái, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Sergeev thông báo chương trình khoa học vũ trụ của Nga nhận được tài trợ ít hơn 60 lần so với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại