Lần đầu tiên được đưa vào biên chế năm 2006, 9K720 Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất của Nga và được phát triển để thay thế cho dòng SS-21 Scarab (OTR-21 Tochka), loại kế nhiệm của Scud những năm đầu Chiến tranh Lạnh.
Iskander tích hợp một số công nghệ tiên tiến của OTR-23 Oka, loại tên lửa đạn đạo do Liên Xô chế tạo với các tính năng tương tự được đưa vào hoạt động năn 1980 nhưng sau đó được Tổng thống Mikhail Gorbachev gỡ bỏ vào cuối thập kỷ như một động thái thể hiện thiện chí với khối phương Tây đối lập.
Giống như Scarab và Oka, Iskander sử dụng nhiên liệu rắn khiến cho việc vận hành nó trở nên dễ dàng hơn và thời gian triển khai chiến đấu giảm xuống còn khoảng 15 phút, tương đương với việc giảm được 75% thời gian phóng so với dòng tên lửa Scud.
Tên lửa hành trình Iskander
Iskander được gia tăng đáng kể tầm bắn và độ chính xác so với các tên lửa tiền nhiệm trong khi vẫn tích hợp được nhiều công nghệ tiên tiến để đối phó với các hệ thống phòng không của đối phương.
Có khả năng mang theo cả đầu đạn hạt nhân, hóa học và nhiều loại đầu đạn thông thường khác, tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay nhằm gia tăng độ tấn công chính xác. Tính năng này cũng cho phép tên lửa tái định vị mục tiêu để tiêu diệt những mục tiêu di động hiệu quả hơn.
Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch loại biên hoàn toàn Scarab và trang bị cho tất cả các đơn vị bộ binh bằng Iskander vào năm 2020. Hệ thống này có thể phối hợp với vệ tinh, máy bay, các trung tâm tình báo, không ảnh để xác định vị trí mục tiêu.
Một trong những ưu điểm chủ đạo của Iskander là khả năng trốn tránh radar kẻ thù ở pha bay cuối và phóng mồi bẫy, kết hợp với tốc độ hành trình trên Mach 5 khiến nó gần như không thể bị đánh chặn.
Tên lửa Scud B
Những tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến của Iskander đã khiến nhiều đối thủ tiềm tàng của Nga ở phương Tây lo lại, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên gia tăng trong những năm gần đây.
Thụy Điển được cho là đã tìm cách mua các tổ hợp tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo nhằm đối phó với các hệ thống Iskander mà Nga triển khai ở Kaliningrad.
Quân đội Thụy Điển đặc biệt lo ngại các lực lượng vũ trang Nga có thể nhanh chóng loại bỏ những căn cứ không quân và cơ sở quân sự bố trí trên khắp đất nước bằng các đòn tấn công nhanh của Iskander.
Trong khi đó, xét tới lịch sử chiến đấu kém cỏi của Patriot, hệ thống này khó có thể chứng minh được khả năng đánh chặn Iskander khiến các mục tiêu NATO gần như không thể phòng vệ trước loại tên lửa hành trình này của Nga.
Một tổ hợp tên lửa Patriot
Tiểu ban Lập pháp và An ninh Quốc gia Hạ viện Mỹ từng công bố báo cáo về hiệu quả hoạt động của Patriot trong cuộc đối kháng với Scud B tại Chiến tranh vùng Vịnh như sau:
"Có rất ít bằng chứng cho thấy Patriot phá hủy được nhiều hơn vài quả tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh". Quân đội Mỹ sau đó cũng đưa ra những kết luận tương tự về hiệu quả tác chiến của Patriot trong cuộc xung đột này.
Ngoài ra, sự thất bại của Patriot trong việc đánh chặn những tên lửa tự chế, thô sơ của liên minh Ansurallah ở Yemen trong thời gian gần đây nhất là năm 2017 càng cho thấy dòng tên lửa này của Mỹ khó có thể đối đầu được với Iskander của Nga.
Video giới thiệu hệ thống tên lửa Iskander-M của Nga