Tất cả chúng ta đều có thể phải trả giá cho "cái tát mới nhất" trên mặt Huawei

Bảo Nam |

Một nhóm an ninh mạng quốc tế đã đuổi công ty viễn thông Trung Quốc khỏi sự kiện bảo mật với lý do tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng điều đó có thể cho phép các phần mềm độc hại lây lan dễ dàng hơn.

Virus máy tính, phần mềm độc hại và các mối đe dọa an ninh mạng khác là một vấn đề toàn cầu. Nhưng các yếu tố chính trị đang xâm nhập vào và gây ra các phản ứng dây chuyền.

Hôm 18/9 vừa qua, tổ chức an ninh mạng có tên Diễn đàn các nhóm bảo mật và ứng phó sự cố (viết tắt là First) đã đình chỉ tư cách thành viên của Huawei do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty này.

First được lập ra vào những năm 1990 để kêu gọi hợp tác quốc tế trong giải quyết và hạn chế những vụ tấn công mạng. Thành viên của nó bao gồm các cơ quan chính phủ, cũng như các nhà mạng viễn thông, các công ty dịch vụ tài chính, các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm, các công ty bảo mật và các tổ chức học thuật.

Còn lệnh trừng phạt của Mỹ được đưa ra đầu năm nay, khi chính quyền của tổng thống Donald Trump đã bổ sung Huawei vào danh sách các công ty bị cấm mua công nghệ do Mỹ sản xuất mà không được phép. Bởi Mỹ từ lâu đã lo lắng rằng Huawei có thể giúp chính phủ Trung Quốc thực hiện các hành vi gián điệp bằng cách xây dựng các hệ thống cửa hậu trên các hệ thống của họ hoặc bàn giao thông tin về các lỗi bảo mật trong các sản phẩm trước khi chúng được sửa chữa. Nhưng Mỹ chưa bao giờ đưa ra bằng chứng nào về việc gián điệp của Huawei. Phía Huawei cũng khẳng định rằng họ không và sẽ không làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Tất cả chúng ta đều có thể phải trả giá cho cái tát mới nhất trên mặt Huawei - Ảnh 1.

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc vỗ mặt Huawei có thể mang tới các hệ quả xấu trên phạm vi toàn cầu.

Động thái mới này của First được xem như một cái tát vào mặt công ty công nghệ Trung Quốc. Và có vẻ như việc ngừng chia sẻ thông tin về các lỗ hổng bảo mật với một công ty mà chính phủ Mỹ lo ngại có thể lạm dụng thông tin là điều bình thường.

"Độ tin cậy và bảo mật của Internet ngày nay bắt nguồn từ các chuyên gia bảo mật trên toàn thế giới và trên khắp các ngành công nghiệp và công ty, hợp tác xuyên biên giới và thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh để giảm thiểu tác động của các sự cố an ninh", First nói. "Khi các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hợp tác này, tính ổn định và bảo mật của Internet có thể gặp rủi ro."

Vấn đề là, điện thoại và thiết bị viễn thông của Huawei được sử dụng trên toàn thế giới, không chỉ Trung Quốc. Nếu Huawei bỏ lỡ các thông tin bảo mật, giả sử như trên cập nhật mới trên hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, thiết bị của khách hàng Huawei có thể bị tấn công. Sau khi bị lây nhiễm, những thiết bị đó có thể được sử dụng để tấn công các thiết bị và mạng từ các nhà cung cấp khác.

Đây không phải là lần đầu tiên các tổ chức chuyên nghiệp phải vật lộn với hệ lụy của các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt với Huawei. Tháng 5 vừa qua, Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) đã đưa ra lệnh cấm tham gia bình duyệt khoa học với các nhân viên của công ty Huawei, cũng như của các chi nhánh thuộc công ty này. Tuy nhiên ngay sau đó IEEE đã gỡ bỏ hạn chế này.

Tham khảo Wired

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại