Tại sao Nobel Hòa bình cho WHO lại là 'cú sốc' cho Mỹ và thắng lợi cho Trung Quốc?

Minh Đức |

Tờ Newsweek dẫn lời một số chuyên gia nhận định, việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng Nobel Hòa bình 2020, giống như một 'đòn giáng' vào những công kích của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tổ chức này.

Trong một bài viết xuất bản giữa tuần trên tờ The Washington Post, biên tập viên Marc Leon Goldberg đã đề cập tới trường hợp WHO giành được giải Nobel vì những nỗ lực toàn cầu đối phó với đại dịch COVID-19.

"Giải Nobel trao cho WHO sẽ bị Mỹ coi là một động thái chính trị", ông Goldberg viết. Theo ông, quyết định như vậy là cần thiết để chống lại một chiến dịch khác của Tổng thống Trump. Chính quyền Trump đã dừng đóng góp ngân sách cho WHO sau khi cáo buộc tổ chức y tế toàn cầu tham gia vào một âm mưu của Trung Quốc nhằm che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh trong thời gian đầu virus bùng phát.

Theo Goldberg, chiến thắng dành cho WHO sẽ "chỉ ra sự thật là việc chính quyền Trump dừng tài trợ cho và tìm cách phá hủy WHO chỉ là một hành động mang tính chính trị từ đó giúp ông không bị đổ lỗi vì chưa xử lý cuộc khủng hoảng một cách phù hợp".

Ông Trump đơn phương dẫn đầu những công kích nhằm vào WHO và Tổng giám đốc của tổ chức này - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ngay cả khi bị dương tính với COVID-19, ông vẫn gọi căn bệnh là "virus Trung Quốc".

Mối quan hệ giữa WHO và Trung Quốc là một trong những chủ đề gây tranh cãi trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, biên tập viên Goldberg miêu tả liên hệ giữa WHO và Bắc Kinh đơn giản là cách các thể chế quốc tế được tổ chức và vận hành phụ thuộc vào sự hợp tác với các chính phủ toàn cầu.

"Đó chỉ là một chức năng cho thấy WHO đã được thành lập như thế nào. WHO dựa vào các thành viên để cung cấp thông tin về dịch bệnh và đại dịch xảy ra trong lãnh thổ của hộ", ông nói.

Goldberg cũng nhận định, khả năng giành Nobel Hòa bình của WHO sẽ liên quan tới những tương tác của tổ chức với Mỹ nhiều hơn là với Trung Quốc.

"Trung Quốc triển khai ảnh hưởng một cách quá đáng tại WHO", ông phân tích. "Nếu có một quốc gia nào mở rộng ảnh hưởng tại WHO, đó phải là Mỹ. Cho tới giờ, Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO".

Ý kiến của Goldberg nhận được sự đồng tình từ Phó giáo sư và Giám đốc nghiên cứu sau đại học của Đại học Nevada, Xiaoyu Pu. "Chịu sức ép từ các vấn đề chính trị nội bộ, Đảng Cộng hòa và chính quyền Trump đã sử dụng WHO như một kẻ chịu tội thay", ông Pu nói với Newsweek.

Theo ông, Nobel Hòa bình "thể hiện cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận việc ông Trump định hình lại vấn đề và cũng sẽ tái khẳng định thông điệp, hợp tác toàn cầu quan trọng hơn rất nhiều so với chính trị nội bộ của nước Mỹ".

Vị Phó giáo sư cho rằng, cách tiếp cận của chính quyền Trump chỉ để lại những tác động tiêu cực tới những nỗ lực hợp tác đối phó với đại dịch. "Việc WHO nhận được Nobel Hòa bình là sự xác nhận lập trường quốc tế rộng lớn: Đối phó với các thách thức toàn cầu như COVID-19 thực sự cần sự hợp tác đa phương".

Trong bài phát biểu thường niên tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi "vai trò toàn cầu của WHO", đồng thời kêu gọi "một phản ứng hợp tác quốc tế để đánh bại đại dịch". Ông Tập cũng cảnh báo, "bất kỳ nỗ lực nào nhằm chính trị hóa vấn đề đều cần bị phủ nhận".

Tại sao Nobel Hòa bình cho WHO lại là cú sốc cho Mỹ và thắng lợi cho Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 1/2020 (ảnh: getty)

Ông Pu đánh giá, hệ thống cảnh báo sớm của WHO cần được cải thiện.

"Trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu như COVID-19, WHO đã làm rất tốt việc điều phối các phản ứng toàn cầu và chúng tôi cần nhìn nhận WHO từ một quan điểm toàn cầu thay vì từ góc nhìn Mỹ-Trung. Đặc biệt, nhiều nước đang phát triển hưởng lợi rất nhiều từ các hoạt động của WHO", ông nói với Newsweek.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều phải đối mặt với chỉ trích về cách đối phó với COVID-19. Một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại 14 quốc gia cho thấy, những phản ứng của Mỹ trước đại dịch bị đánh giá thấp hơn so với Trung Quốc.

Hôm thứ 5 (8/10), tạp chí Y khoa New England đăng tải một bài viết trong đó viết, "COVD-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới... Cuộc khủng hoảng được xem như "bài kiểm tra" cho giới lãnh đạo... Tại Mỹ, các nhà lãnh đạo đã thất bại trong bài kiểm tra đó. Họ đã tiến vào cuộc khủng hoảng và biến nó trở thành một bi kịch", tạp chí y khoa lâu đời nhất thế giới nhận định.

Còn ông Jeremy Faust từ Bệnh viện Brigham và Phụ nữ tại Boston chia sẻ với Newsweek, "Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc hoàn toàn đáng để dựa vào trong mọi việc và có những lúc họ không đáng tin cậy. Nhưng nhìn vào bảng đánh giá, họ làm tốt hơn [so với Mỹ]", ông Faust nhấn mạnh".

Đề cập đến Tổng giám đốc WHO Tedros – một người mà ông từng hợp tác cùng, Faust nói "nếu tất cả những gì tôi biết về ông ấy đều là thật, thì tôi không thể tìm ra một ai phù hợp với tinh thần của giải thưởng Nobel hơn Tedros".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại