Sức mạnh quân sự Trung Quốc sánh ngang phương Tây: Viễn cảnh còn quá xa!

Anh Tú |

Theo chuyên gia của Tạp chí Popular Mechanics, mặc dù sức mạnh không quân của Trung Quốc đã có nhiều tiến triển nhưng để sánh ngang với phương Tây thì vẫn còn rất xa vời.

Tạp chí The Economist trong số báo mới nhất của mình vừa đưa ra một tuyên bố khá mạnh mẽ: Trung Quốc sẽ sớm cạnh tranh ngang ngửa với phương Tây về sức mạnh không quân, thậm chí nhấn mạnh, ở một số lĩnh vực công nghệ, Bắc Kinh còn vượt cả phương Tây.

Tuy nhiên, chuyên gia về an ninh - quốc phòng Kyle Mizokam của Tạp chí Popular Mechanics lại không đồng tình với quan điểm nêu trên.

Mizokam cho rằng, trong hai thập kỷ vừa qua, mặc dù Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã có những phát triển vượt bậc, trở thành một trong những lực lượng hùng mạnh nhất thế giới nhưng PLAAF vẫn còn bị bó buộc bởi một loạt các vấn đề nghiêm trọng, về công nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác.

Theo The Economist, Chengdu J-20 - chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc có tầm bay xa hơn so với tiêm kích F-35 của Mỹ và "sẽ là một mối đe dọa thực sự với các tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương".

Vấn đề ở đây, theo chuyên gia Mizokam, là không ai thực sự biết tầm bay thực tế của J-20 là bao nhiêu. Tầm bay của J-20 ước tính khoảng 745 dặm còn của F-35C là 632 dặm. Khoảng cách này không quá cách xa và lợi thế của Trung Quốc sẽ không còn nếu biết rằng Không quân Mỹ hiện đang sở hữu nhiều máy bay và khả năng tiếp nhiên liệu trên không tốt hơn PLAAF.

Hơn nữa, F35C là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 thứ hai của Mỹ và nó được phát triển trên nền tảng tích lũy được tất cả các kinh nghiệm từ F-22. So với J-20, gần như tất cả các hệ thống điện tử hàng không, cảm biến, động cơ và giao diện người - máy của F-35 đều tốt hơn.

Học viên trực thăng QĐ Trung Quốc tham gia huấn luyện tác chiến

Một lợi thế nữa mà The Economist chỉ ra đó là, Trung Quốc đang hợp tác với khu vực tư nhân trong việc đặt hàng công nghệ cao để thiết kế ra các sản phẩm quốc phòng theo những cách mà Mỹ không thể có.

Cụ thể, Lầu Năm Góc phải "ve vãn các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon hợp tác với họ". Trong khi đó, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ và Thung lũng Silicon là những thực thể hoạt động riêng rẽ.

Phần cứng và phần mền của Thung lũng Silicon, mặc dù tốt nhất thế giới, vẫn có những giới hạn về tính hữu dụng khi sản xuất xe tăng cũng như tiêm kích phản lực và chúng phù hợp hơn với thế giới mạng máy tính và hậu cầu. Xét theo yêu cầu của Lầu Năm Góc, Silicon có ít thứ để chào mời hơn.

The Economist viện dẫn tới các tên lửa không đối không của Trung Quốc, chẳng hạn như PL-10 và PL-15 như chỉ dấu về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Bắc Kinh, thậm chí còn chiếm ưu thế.

Đúng là những năm vừa qua, Mỹ, NATO và các quốc gia khác như Nhật Bản đã khá "yên ắng" trong lĩnh vực này. Khi chiến tranh Lạnh kế thúc, phương Tây cắt giảm chi tiêu quốc phòng và tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9.

Tuy nhiên, phương Tây vẫn có những công nghệ vượt trội Trung Quốc. Tên lửa Meteor mà The Economist đề cập đến thực tế là loại vũ khí đã được đưa vào hoạt động trong khi việc phát triển tên lửa không đối không với động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) của Trung Quốc vẫn đang gặp phải rất nhiều vấn đề.

Anh đã phát triển tên lửa Meteor khi tham gia các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan còn Nhật Bản cũng tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động cho tên lửa không đối không AAM-4B từ lâu và đã triển khai tên lửa dạng này trước Trung Quốc cả nửa thế kỷ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại