"Sức mạnh" của người lười biếng, điều không phải ai cũng biết

Ngân Hà |

Nhiều nhà tuyển dụng thường sa thải hoặc đánh trượt các nhân viên lười biếng. Nhưng họ lại không biết rằng, nhiều người lười biếng lại sở hữu chỉ số thông minh rất cao.

Nghiên cứu chứng minh: người lười biếng thường thông minh hơn người chăm chỉ

Lý giải cho vấn đề này, một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 8 tại Mĩ chỉ ra rằng, những người có chỉ số IQ cao khó cảm thấy nhàm chán, nên họ không hoạt động tay chân nhiều mà dành thời gian đó cho việc suy nghĩ.

Ngược lại, với những người năng động, chăm chỉ, họ rất nhanh chán và phải hoạt động chân tay, thể xác liên tục để kích thích suy nghĩ, bù lại khoảng thời gian rảnh rỗi, nhàm chán kia.

Để chứng minh cho nhận định trên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Florida đã thực hiện một thử nghiệm liên quan tới cổ trong nhóm sinh viên.

Sức mạnh của người lười biếng, điều không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Nhà bác học Einstein từng nói rằng: Sự lười biếng là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo. (Ảnh minh họa)

Nhóm sinh viên này được mời đánh giá một câu nói dạng như "tôi rất thích những công việc đòi hỏi giải pháp mới" và "tôi sẽ chỉ suy nghĩ tới mức mình có thể"... họ sẽ đánh giá chúng dựa theo sự đồng tình.

Nhóm sinh viên trả lời câu hỏi được tuyển chọn dựa trên 2 tiêu chí chính là những người suy nghĩ nhiều và những người ít suy nghĩ. 30 người suy nghĩ nhiều và 30 người ít suy nghĩ được lọc ra sau đó họ được phát một thiết bị theo dõi chuyển động.

Thiết bị này được thiết kế để hoạt động trong 7 ngày nhằm đo mức độ hoạt động của người đeo và đưa ra con số chính xác về sự "chăm chỉ" của những người này. Kết quả không mấy bất ngờ khi nhóm người suy nghĩ nhiều hoạt động ít hơn hẳn nhóm người ít suy nghĩ.

Các nhà nghiên cứu một lần nữa cho rằng những người suy nghĩ ít dễ cảm thấy nhàm chán và họ cần hoạt động để bù đắp khoảng thời gian nhàm chán rảnh rỗi của mình.

Đến gần đây, các nhà khoa học mới có nghiên cứu chính thức về điều này, tuy nhiên trước đây, câu nói "Cần cù bù năng lực" của người xưa dường như ngầm khẳng định chân lí này dù không có một căn cứ khoa học cụ thể nào.

Chúng ta cũng thường được khuyên răn rằng, nên cần cù, chăm chỉ lao động, học tập, lười biếng là một thói xấu cần loại bỏ.

Và trên thực tế, kẻ lười không phải lúc nào cũng thành công. Nhưng một số người tuy lười biếng lại có thể nghĩ ra những cơ hội, giải pháp hữu hiệu cho công việc.

Những lí do chính đáng cho phép bạn có quyền lười biếng

Những người lười biếng thường muốn giải quyết công việc một cách nhanh chóng, mất ít thời gian nhất, do đó họ luôn tìm cách sử dụng sự sáng tạo để tạo ra các công cụ nhằm thực hiện nhanh chóng và hiệu quả công việc.

Hơn nữa, thay vì tự mình thực hiện công việc, người lười biếng sẽ tìm cách đẩy nhiệm vụ, ủy quyền, giao việc sang cho người khác.

Đây có lẽ là một phẩm chất mang hơi hướng của một nhà lãnh đạo. Một người vừa có thể đạt được mục đích mà vẫn khiến người khác hào hứng làm việc cho mình thì sẽ nắm trong tay sức mạnh của nghệ thuật lười biếng.

Sức mạnh của người lười biếng, điều không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Ông vua thép Andrew Carnegie là một người như thế. Khi còn trẻ, ông có nuôi một đàn thỏ con nhưng không tài nào tìm đủ thức ăn cho chúng.

Vì thế, ông nói với đám bạn rằng, nếu chúng tìm đủ thức ăn cho lũ thỏ, ông sẽ lấy tên của chúng để đặt tên cho từng chú thỏ con. Nhờ phương pháp tài tình này, Carnegie đã kiếm đủ thức ăn cho lũ thỏ mà cũng chẳng làm gì nhiều.

Người lười biếng khôn ngoan sẽ có xu hướng nghĩ về những lựa chọn và giải pháp thay thế cho các tình huống khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức bỏ ra.

Với tất cả những khoản thời gian đã thư giãn, người lười biếng sẽ dồn mọi sự tập trung và năng lượng để hành động cho mục tiêu mà họ muốn hướng đến chứ không lan man, mất thời gian vô ích. Nói cách khác, họ sẽ tập trung cao độ làm công việc cho thật nhanh để được tiếp tục nghỉ ngơi.

Sức mạnh của người lười biếng, điều không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

Sự đổi mới, liều lĩnh thử nghiệm những quy trình rút ngắn khiến người người lười biếng dễ dàng đạt thành công rực rỡ hơn (Ảnh minh họa)

Tóm lại, việc lười chân tay không nguy hiểm như lười đầu óc, trái lại nó lại là động lực để bạn tìm ra cái mới nhằm rút ngắn thời gian làm viêc mà hiệu quả có thể bằng hoặc cao hơn.

Bởi lẽ người lười biếng thường có xuất phát điểm muộn hơn, nên họ sẽ phải tìm những con đường ngắn nhất để đi.

Cùng một công việc, người chăm chỉ mất 3 tiếng để hoàn thành nhưng có khi với 30 phút người lười cũng đã có kết quả.

Tuy nhiên, "nói đi cũng phải nói lại", không nên lạm dụng và cổ vũ cho sự lười biếng, bởi người thông minh có thể được quyền lười biếng, nhưng người lười biếng chưa chắc đã thông minh.

Đồng thời, chỉ số thông minh cao đi kèm lười biếng sẽ dẫn đến hàng loạt tác động tiêu cực cho cơ thể. Người thông minh nên biết rằng, lười hoạt động sẽ để lại những hậu quả xấu cho thể lực và sức khỏe để thay đổi dần thói quen này trong một chừng mực nhất định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại