Sự thật về "bức tường khổng lồ" lưu trữ 5.000 dấu chân khủng long lớn nhất thế giới

Cẩm Mai |

Khi các công nhân mỏ tại Bolivia lần đầu thấy dấu chân khủng long vào năm 1985, không ai dám thừa nhận thực tế rằng nơi này có thể là một bước đột phá về khám phá cổ sinh học.

Hồi tháng 3/2017 vừa qua, ấn phẩm của Hiệp hội Cổ sinh vật học chia sẻ thông tin khám phá ra dấu chân khủng long lớn nhất từ trước tới nay trên bờ biển Kimberley - ở nơi hẻo lán miền tây Australia, làm đề tài khủng long dậy sóng trong cộng đồng khoa học.

Những người quan tâm đến thông tin này là những người đam mê tìm hiểu về sinh vật tiền sử. Những dấu chân khủng long ở đây khác với những nơi khác bởi chúng được bảo toàn nguyên vẹn.

Phát hiện này liên quan đến một loại khủng long do các thợ mỏ ở Canada phát hiện vào năm 2011. Các chuyên gia đã mất vài năm để bảo quản tỉ mỉ, xử lý mẫu vật.

Sau đó, mẫu vật được trưng bày tại Bảo tàng Royal Tyrrell ở Alberta, Canada. Mối quan tâm càng lớn hơn khi ấn phẩm tháng 6/2017 của tạp chí National Geographic phát hành, đăng bài viết về khủng long lên trang nhất.

Sự thật về nơi lưu trữ dấu chân khủng long lớn nhất thế giới

Tuy nhiên, câu chuyện hơi khác. Đó là trường hợp ở Cal Orcko Parque Cretácico, Bolivia. Khi các công nhân mỏ tại Bolivia lần đầu thấy dấu chân khủng long vào năm 1985, không ai dám thừa nhận thực tế rằng nơi này có thể là một bước đột phá về khám phá cổ sinh học.

Sự thật về bức tường khổng lồ lưu trữ 5.000 dấu chân khủng long lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Những dấu chân khủng long trên tường đá khu mỏ Cal Orcko

Sự việc chỉ xảy ra ở Cal Orcko khiến đây thực sự là địa điểm số 1 thế giới - nơi có thể nhìn thấy những dấu chân khủng long đa dạng nhất từ kỷ Phấn trắng.

Cal Orcko nằm cách thành phố Sucre thuộc Bolivia 16,2km. Trước đó, nơi này là bãi khai thác mỏ của công ty xi măng FANCESA trong nhiều năm.

Năm 1994, khi các hoạt động khai thác mỏ thường xuyên làm lộ diện một bức tường đá vôi lớn nhất với nhiều loại dấu chân khủng long khác nhau.

Sự thật về bức tường khổng lồ lưu trữ 5.000 dấu chân khủng long lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Những dấu chân rõ ràng cách đây 66 triệu năm

Đến năm 1998, các chuyên gia mới tiến hành cuộc điều tra thích hợp về địa điểm này. Khoảng thời gian 4 năm chỉ đủ để chứng minh rằng những dấu vết cũng dễ bị ăn mòn và hư hỏng nhanh nếu không được bảo vệ phù hợp.

Cùng năm đó, các hoạt động khai thác gần bức tường đá vôi đã bị dừng lại và địa điểm này tiếp tục đóng cửa trong 8 năm nữa.

Rõ ràng, Cal Orcko giống như một vườn thú hoang dã của khủng long cách đây 68 triệu năm, khi hệ khủng long phát triển mạnh ở đây.

Sự thật về bức tường khổng lồ lưu trữ 5.000 dấu chân khủng long lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Những dấu chân nhiều loại khủng long

Bức tường đá trầm tích dài 1.207m và cao 80m, ghi dấu 5.055 dấu chân của 15 loại khủng long, chạy theo 462 đường.

Các sinh vật thời tiền sử để lại dấu ấn khác nhau trên tường, trên bờ đất sét trong suốt thời gian khô ráo của thời kỳ đó.

Sau đó, chúng được bao phủ nhiều trầm tích, tự tích tụ nhiều dấu vết khủng long hơn, vì thế có thể quan sát thấy nhiều lớp dấu chân khủng long trên vách đá ở Cal Orcko.

Có lẽ dấu chân ấn tượng nhất là của khủng long con T-Rex chỉ dài 347m và được gọi là "Johnny Walker". Một số dấu vết thuộc về các loài khủng long đa dạng như Carnosaur, được ghi nhận vì hàm và răng của nó đáng sợ, và những loại khủng long Armadillos hạng nặng như Ankylosaurus thuộc loài động vật ăn cỏ.

Du khách đến công viên khủng long Sucre khai trương vào năm 2006, có thể đã thất vọng vì không thể quan sát được nhiều dấu chân trên tường từ góc nhìn gần hơn, vì điểm gần nhất là khung hình nhìn ra cách tường 152m.

Gần đây, thêm một con đường tại công viên cho phép xem xét kỹ hơn một số đường dấu chân. Một điểm thu hút lớn khác trong công viên khủng long là một trong những tác phẩm điêu khắc khủng long lớn nhất thế giới - bản sao khủng long Titanosaurus kích thước 35,8m x18m.

Điều gây sốc là hoạt động khai thác mỏ đang diễn ra ngay cạnh công viên, nơi cảnh quan mong manh được coi là nơi thiêng liêng đối với cổ sinh vật học. Các thợ mỏ vẫn còn ở đó và sử dụng máy móc công nghiệp nặng để khai thác tài nguyên.

Năm 2010, một phần của bức tường khổng lồ đã vỡ ra và bị mất một số dấu vết, mặc dù lại để lộ ra một lớp nữa ẩn bên dưới.

Sự thật về bức tường khổng lồ lưu trữ 5.000 dấu chân khủng long lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Cal Orcko là nơi mỗi năm thu hút 120.000 khách tham quan

Nhiều năm trôi qua, kể từ khi Cal Orcko lần đầu tiên được ghi nhận vì tầm quan trọng đối với thế giới, nó sẽ trở thành một di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Nỗ lực trước đó trong năm 2009 đã bị công ty FANCESA phản đối. Sau đó đề xuất này bị bỏ rơi trong một khoảng thời gian ngắn.

Đa số người dân đồng ý muốn được UNESCO bảo tồn đường mòn ghi dấu chân khủng long quý giá. Nếu nỗ lực bảo tồn không được thực hiện một cách nghiêm túc thì có thể bức tường Cal Orcko sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn chỉ trong vòng vài năm nữa.

Ảnh/Nguồn: The Vintage News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại