Sự thật tàn nhẫn phía sau những đứa trẻ được thuê ngồi xe ô tô tại thủ đô Indonesia

Đình Đình |

Nhằm giảm bớt tình trạng tắc đường, chính quyền thành phố Jakarta, Indonesia đã đặt ra quy định vào giờ cao điểm, tất cả các loại xe ô tô riêng đều phải chở tối thiểu 3 người mới được tham gia giao thông trên những tuyến đường chính. Và kể từ đó, ở nước này đã xuất hiện thêm một "ngành nghề" mới - ngành đi xe thuê.

Jakarta, thủ đô của Indonesia, là một trong những thành phố có hệ thống giao thông khủng khiếp nhất thế giới.

Nhằm giảm bớt tình trạng tắc đường, chính quyền thành phố này đã đặt ra quy định vào giờ cao điểm, tất cả các loại xe ô tô riêng đều phải chở tối thiểu 3 người mới được tham gia giao thông trên những tuyến đường chính.


Jakarta là một trong những thành phố có hệ thống giao thông ách tắc nhất thế giới.

Jakarta là một trong những thành phố có hệ thống giao thông ách tắc nhất thế giới.

Kể từ ngày quy định này được áp dụng, ở Jakarta đã xuất hiện thêm 1 "ngành nghề" mới - ngành đi xe thuê, trong đó "lực lượng lao động" chủ yếu là trẻ em và những người phụ nữ trẻ nghèo khó.

Công việc của họ rất đơn giản, mỗi ngày chỉ cần làm hành khách ngồi trên xe cho đủ số lượng và nhận lại chút "tiền lương" ít ỏi.

Được biết, mức thu nhập bình quân của họ là 200.000IDR (tương đương 340 nghìn đồng)/ngày.

Bởi vì các tài xế thường rất ghét trẻ em ngồi khóc trên xe, nên đa số những đứa bé đều bị ép uống thuốc an thần để ngủ thiếp cả ngày cho "mẹ" chúng dễ bề hoạt động.

Thủ đoạn của những nhóm người làm công việc này bị đánh giá là độc ác và gây phẫn nộ chẳng kém gì việc những đứa trẻ ăn xin bị ép uống thuốc an thần từng bị phanh phui trước đây.


Những đứa trẻ bị ép uống thuốc an thần để ngoan ngoan theo mẹ đi kiếm tiền. (Ảnh minh họa)

Những đứa trẻ bị ép uống thuốc an thần để ngoan ngoan theo "mẹ" đi kiếm tiền. (Ảnh minh họa)

"Ngành nghề đi xe thuê" đã tồn tại công khai ở Jakarta vài năm qua.

Dù chính quyền thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn ngừa tệ nạn này, nhưng quả thật rất khó để tiêu trừ tận gốc, khi mà ở Jakarta có quá nhiều trẻ vô gia cư hoặc chưa từng được đăng ký khai sinh với chính quyền.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng không thể cứ hễ gặp ai khả nghi bế con nhỏ cũng đều ép họ đi làm xét nghiệm DNA được.

Tuy hiện tại, quy định giao thông gây nhiều tranh cãi nói trên đã tạm thời được dỡ bỏ, tệ nạn "đi xe thuê" cũng không còn đất phát triển, thế nhưng với số lượng trẻ em đường phố lên tới con số 4,1 triệu, chính phủ nước này vẫn đang hết sức đau đầu tìm cách giải quyết cả vấn đề giảm tải ách tắc giao thông lẫn vấn nạn bóc lột và lạm dụng trẻ em.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại