Bị ăn trộm 1 quả sầu riêng, chủ cửa hàng hoa quả lĩnh án 2 năm tù

Diệp Anh |

Một chủ cửa hàng bán hoa quả vì đuổi bắt và đẩy tên ăn trộm sầu riêng ngã xuống đất đã bị phạt ngồi tù 2 năm. Tại sao lại có kết cục này, câu trả lời sẽ có trong phần trình bày dưới đây.

Vào tầm 19h20 phút ngày 26/1/2015, bị cáo họ Đàm vốn là chủ một cửa hàng hoa quả ở quận Hoa Đô, Quảng Châu, Trung Quốc phát hiện một người đàn ông đang ăn trộm quả sầu riêng (họ Hứa) trên sạp hoa quả. Lập tức, Đàm đuổi theo.

Sau khi đuổi kịp, chủ cửa hàng hoa quả dùng tay đánh lên đầu khiến Hứa buông tay, quả sầu riêng rơi xuống đất.

Kẻ trộm lúc này “tính bài chuồn”, định bỏ đi thì bị họ Đàm dùng tay đẩy mạnh vào lưng khiến Hứa ngã xuống đất, đầu bị thương chảy máu.

Sau đó, chủ cửa hàng hoa quả chủ động trình báo sự việc lên cảnh sát địa phương. Sau khi công an tiếp cận hiện trường, Hứa được công an và Đàm đưa vào bệnh viện.

Ngày 11/2/2015, sau hơn chục ngày điều trị tại bệnh viện không có tiến triển, Hứa tử vong. Kết quả giám định kết luận Hứa bị xuất huyết não vùng hạch nền bên trái và tụ máu, làm tê liệt chức năng trung khu thần kinh dẫn đến tử vong.

Đặc trưng và vị trí xuất huyến trong vỏ não được xác định là do yếu tố sức khỏe của bản thân nạn nhân, cú đẩy của người bán hoa quả chỉ là nguyên nhân gián tiếp.

Không cấu thành tội cố ý gây thương tích cho người khác

Sau khi sự việc được đưa ra tòa để giải quyết, tòa án nhân dân quận Hoa Đô, thành phố Quảng Châu cho rằng, căn cứ vào các chứng cứ đầy đủ, bị cáo Đàm bị khép vào tội vô ý giết người.

Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Hứa là do sức khỏe của bản thân anh ta, vì thế tình tiết phạm tội của chủ cửa hàng hoa quả được giảm nhẹ.

Sau khi tổng hợp các tình tiết trong vụ án, Tòa án nhân dân quận Hoa Đô ra phán quyết cuối cùng, theo đó Đàm lĩnh án 2 năm tù giam.

Tuy nhiên, gia đình bị cáo cho biết, họ không đồng ý với phán quyết của tòa án nhân dân cấp quận và sẽ tiếp tục khiếu nại lên tòa án cấp cao hơn.


Khi phát hiện kẻ trộm, hãy bắt giữ và áp giải đối tượng vi phạm pháp luật đến cơ quan công an chứ không nên đánh đập gây thương tích trong trường hợp kẻ trộm không phản kháng.

Khi phát hiện kẻ trộm, hãy bắt giữ và áp giải đối tượng vi phạm pháp luật đến cơ quan công an chứ không nên đánh đập gây thương tích trong trường hợp kẻ trộm không phản kháng.

Khuyến cáo: Trộm có thể bắt nhưng không được đánh đập

Sau vụ án này, thẩm phán tòa án Hoa Đô đã ra khuyến cáo, nếu gặp phải tình huống như trên, người dân hoàn toàn có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp nhưng không được đánh người.

Trong phán quyết của tòa án nhân dân quận Hoa Đô cũng đã đề cập: “Bị cáo họ Đàm khi phát hiện có trộm đã đuổi theo, hành động này là đúng lẽ thường”.

Tuy nhiên trong vụ án này, Đàm không chỉ đuổi theo, áp giải người vi phạm pháp luật đến cơ quan công an mà còn đánh người bị thương cho hả giận.

Người bị hại chỉ ăn cắp 1 quả sầu riêng, lại bị đánh trong khi không hề phản kháng.

Trong khi đó, chủ cửa hàng hoa quả đã lấy lại được sầu riêng, vẫn tiếp tục đẩy kẻ trộm để xả cơn giận, đây không phải là hành vi phòng vệ chính đáng, buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tất nhiên, khi phần tử phạm pháp chống cự khi bị vây bắt, người dân cũng có thể áp dụng hành vi phòng vệ thích đáng chứ không nên hành động quá tay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại