Số phận Syria đã an bài, Nga sẽ thay phương Tây giải quyết "chảo lửa" Libya?

Bảo Lam |

Giống với Syria tình hình ở Libya khá phức tạp khi đây là "sân chơi" của nhiều cường quốc, mà Nga là một trong số đó.

Cuộc chiến ở Syria đang đi đến hồi kết?

Trong một bài phân tích mới đây trên trang VPK, chuyên gia quân sự người Nga Said Gafurov nhận định rằng, cuộc chiến kéo dài hơn 9 năm ở Syria đang đi đến hồi kết với các chiến dịch quân sự cuối cùng tại Idlib và Aleppo.

Tại Aleppo, thành phố được coi là thủ phủ phía bắc của Syria, người dân địa phương đang đổ ra đường ăn mừng khi thành phố này được giải phóng hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2012, Quân đội Syria (SAA) kiểm soát hoàn toàn Aleppo cũng như các khu vực dân cư lân cận.

Số phận Syria đã an bài, Nga sẽ thay phương Tây giải quyết chảo lửa Libya? - Ảnh 1.

Quân đội Syria giải phóng hoàn toàn Aleppo trong chiến dịch giải phóng Idlib. Ảnh: AP.

Còn ở chiến trường Idlib, Quân đội Syria liên tiếp có các chiến thắng quan trọng giúp định hình cục diện cuộc chiến, SAA đã gần như giáng một đòn chí mạng vào các nhóm phiến quân ở Idlib khi tái kiểm soát hoàn toàn đường cao tốc chiến lược M5 và một phần đường M4.

Tuy nhiên, mục tiêu của liên minh Nga, Syria và Iran vào thời điểm hiện tại không phải là tiêu diệt các phần tử khủng bố hay giải phóng lãnh thổ, mà là hòa giải bằng các giải pháp chính trị. Về cơ bản, Moscow và Damascus muốn dùng sức ép quân sự để buộc phe đối lập cũng như các nhóm nổi dậy ở Syria chấp nhận hòa giải bằng chính trị.

Chính sách của Damascus lúc này cho thấy, họ không phải là "kẻ thù" của phe đối lập và sẵn sàng có những nhượng bộ để lực lượng này tham gia vào một cuộc bầu cử sau khi Syria hòa bình trở lại.

Thế nhưng, những gì mà Damascus hay Moscow đang muốn thực hiện ở Idlib hay phần còn lại của Bắc Syria lại ảnh hưởng đến lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ - một trong số quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình Syria hiện tại.

Khi Idlid - Sào huyệt cuối cùng của phiến quân khủng bố ở Syria sắp sụp đổ, Ankara đã ngay lập tức đưa hàng ngàn binh sĩ cùng hàng trăm phương tiện chiến tranh đến Idlib nhằm cứu nguy cho quân khủng bố. Và mục tiêu của lực lượng này dĩ nhiên là ngăn bước tiến của Quân đội Syria ở Idlib cũng như ở Aleppo.

Về phần mình Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẵn sàng đi đến cùng để bảo vệ Idlib khỏi liên minh Nga - Syria, hành động của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong những ngày qua ở Idlib đã cho thấy rõ điều này.

Dù vậy, hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria nói chung hay ở Idlib nói riêng không thể kéo dài quá lâu bởi Tổng thống Erdogan không muốn phe đối lập trong nước lợi dụng vấn đề Syria làm khó mình trong các cuộc bầu cử sắp tới

Việc Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Syria là điều sớm muộn gì sẽ xảy ra, nhưng làm sao để cuộc chiến ở đây vẫn tiếp tục mà không cần tới họ mới là điều Ankara đang suy tính.

Rõ ràng, cách duy nhất giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thể duy trì tình trạng bất ổn ở Syria hiện tại chính là thông qua các nhóm phiến quân khủng bố đang hoạt động Idlib, đây sẽ là "chốt chặn" ngăn phe đối lập Syria thỏa hiệp với chính quyền Damascus.

Pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân tấn công vào các vị trí của Quân đội Syria ở Nayrab trong hôm 20/2.

Điều khá trớ trêu là Ankara không thể kiểm soát hết các nhóm phiến quân ở Idlib và chỉ nằm quyền chỉ huy nhóm mạnh nhất là Hayat Tahrir al-Sham (HTS), do đó khả năng phe đối lập Syria thỏa hiệp với Damascus vẫn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu sức ép ngoại giao khá lớn từ Nga về vần đề Idlib, các cuộc đàm phán nhằm giảm căng thẳng giữa hai bên gần như đi vào ngõ cụt, với những gì đang diễn ra trên chiến trường, căng thẳng giữa Moscow - Ankara có thể sẽ leo thang thành đối đầu quân sự trong thời gian tới.

Theo nhận định của Said Gafurov, chiến sự ở Idlib có thể sẽ leo thang trong những ngày tới nhưng sẽ sớm lắng xuống khi Tổng thống Erdogan thỏa mãn được cái tôi của mình, còn Moscow sẽ giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ giữ thể diện bằng một thỏa thuận ngừng bắn hoặc đàm phán hòa giải cho phép Ankara danh chính ngôn thuận rút quân khỏi Idlib.

Nếu như tình hình ở Syria sớm đã được các bên an bài thì chuyên gia quân sự Said Gafurov lại đặt ra câu hỏi là: Sau Syria, liệu Nga có can thiệp vào cuộc chiến ở Libya?

Libya "chảo lửa" mới ở Trung Đông

Giống với Syria tình hình ở Libya khác phức tạp khi đây là "sân chơi" của nhiều cường quốc phương Tây, trong đó nổi bật nhất có thể nói đến là cuộc đối đầu giữa Pháp, Italy, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ tại quốc gia Bắc Phi này. Và nhiều ý kiến cho rằng, Moscow sẽ thay phương Tây giải quyết vấn đề Libya như từng làm với Syria.

Theo Said Gafurov, giá trị cốt lõi thắng lợi của Nga tại Syria không phải là giữ được quyền lực cho Tổng thống Syria Basar Assad, hoặc hướng Damacus đi theo những cải cách dân chủ, mà là hạn chế tầm ảnh hưởng cũng như vai trò của NATO tại Trung Đông. Tuy nhiên tại Libya, Nga khó có thể đạt được thành công đó.

Số phận Syria đã an bài, Nga sẽ thay phương Tây giải quyết chảo lửa Libya? - Ảnh 4.

Xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ cho Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) cập cảng Tripoli để đối phó với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar. Ảnh: Independent Türkçe.

Đối với Nga mà nói họ không thể làm hài lòng tất cả các bên có lợi ích tại Libya cùng một lúc, bởi quan điểm của các quốc gia này về vấn đề Libya hoàn toàn trái ngược và gần như không thể tìm được tiếng nói chung.

Ví dụ điển hình là giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, trong khi Ankara muốn đưa Tổ chức "Những người anh em Hồi giáo" lên nắm quyền ở Libya và đứng sau hậu thuẫn cho Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA), thì Cairo lại cho rằng bất cứ đảng phái nào cũng có thể nắm quyền ở Libya miễn đó không phải là "Những người anh em Hồi giáo".

Khái niệm về hòa bình cho Libya của Italy và Pháp cũng trái ngược nhau hoàn toàn, bởi hai cường quốc châu Âu này không muốn đánh mất đi vị thế của mình ở Bắc Phi.

Sự đối đầu giữa các cường quốc ở Libya phức tạp đến mức cả Mỹ cũng không muốn dây vào quốc gia này, bằng chứng là Washington không đứng về bất cứ phe nào ở Libya và gần như trung lập. 

Tất nhiên, việc Nga can thiệp vào Libya sẽ khiến Mỹ cảm thấy khó chịu nhưng đó không phải là vấn đề đủ lớn để Washington thay đổi chính sách của mình ở Libya.

Về phần Nga, họ có mối quan hệ khá tốt với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo thế nhưng quan điểm của Moscow về vấn đề Libya cho tới nay vẫn chưa mấy rõ ràng, kể cả khi có nhiều thông tin cho thấy lính đánh thuê Nga đang chiến đấu cho LNA trên nhiều mặt trận.

Phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ngắm bắn máy bay Su-24 của Nga bằng tên lửa phòng không vác vai ở Tây Bắc Idlib hôm 20/2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại