Sợ Mỹ giáng đòn thù, nhiều tài phiệt Nga dù thân với TT Putin cũng phải vội "chối bay chối biến"?

Hồng Anh |

Trong những năm gần đây, việc có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin, đối với giới tài phiệt Nga - nhất là những người ở Mỹ - đã không còn là chuyện đáng để khoe khoang.

Có một quan niệm rất phổ biến trong giới tinh hoa và tài phiệt Nga, đó là lỡ lời mời chính thức từ Điện Kremlin là điều không nên bỏ lỡ, nếu như bạn muốn tiến thân tại nước Nga thời Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu như điều đó khiến bạn phải đối mặt với hiểm nguy?

Có lẽ các cố vấn của giới tài phiệt - doanh nhân hàng đầu của Nga cũng đã phải phiền não về tình thế tiến thoái, lưỡng nan này vào tuần trước, khi ông chủ của họ nhận được lời mời tham dự cuộc gặp gỡ thường niên của Tổng thống Putin với các nhà lãnh đạo giàu có và quyền lực nhất nước Nga, theo bài viết trên trang Financial Times.

Trong những năm gần đây, việc có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin đối với giới tài phiệt Nga - nhất là những người ở Mỹ - đã không còn là chuyện đáng để khoe khoang với người khác.

Khi các quan chức Mỹ bắt đầu "sờ gáy" các công ty và tập đoàn lớn của Nga để đưa vào danh sách trừng phạt (nhằm vào ông Putin), thì rất nhiều nhà tài phiệt đã vội chối bay, chối biến việc có liên quan đến Tổng thống Putin - dù mối quan hệ với chính quyền cũng đem lại cho họ nhiều lợi ích.

Một ví dụ thường thấy, theo FT, đó là lời giới thiệu từ các nhân viên PR, cố vấn hoặc luật sư của các nhà tài phiệt này: "Ông ấy là một doanh nhân độc lập và tự lập, hoàn toàn không có liên quan gì tới chính trị". Câu nói này có thể sẽ giúp họ thoát được đòn giáng trừng phạt nặng nề của Mỹ và các nước phương Tây.

Còn đối với những đối tượng không thể sử dụng lí do này làm lá chắn, thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường. Tháng 4/2017, hai tỷ phú Oleg Deripaska và Viktor Vekselberg, cùng 10 cá nhân khác đã bị Mỹ trừng phạt do "được hưởng lợi từ chính quyền Putin, và có vai trò quan trọng trong việc 'cổ súy' các hoạt động bên ngoài".

Những người này đã bị buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát các công ty của mình (với hy vọng được gạch tên khỏi "danh sách đen" của Mỹ) - và cắt đứt những mối quan hệ với các công dân và doanh nghiệp Mỹ.

Chính những hạn chế này đã khiến các đối tượng nằm trong "danh sách đen" của Mỹ bị cô lập và bỏ rơi trong thế giới phương Tây.

Thế nhưng, đối với những cá nhân đã thuyết phục được quan chức Mỹ thành công, thì việc xuất hiện tại hội nghị thường niên của Tổng thống Putin - với rất nhiều máy quay và phóng viên trực chờ - có lẽ không phải là ý hay.

Vì lẽ đó, rất nhiều nhà tài phiệt và doanh nhân Nga đã bị đẩy vào thế tiến thoái lưỡng nan, khi họ không biết nên lựa chọn ra sao, giữa việc chấp nhận lời mời của Điện Kremlin, hay tiếp tục diễn cho tròn vai trước sự giám sát gắt gao của Mỹ...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại