Séc có giúp nổi NATO kết liễu vai trò "bá chủ" của Nga trong tác chiến điện tử?

Bảo Lam |

Tại phương Tây, không ít người hồ hởi khẳng định rằng sự bá chủ của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha của Nga đã đến hồi kết thúc khi NATO được trang bị công nghệ của CH Séc.

Séc đang âm thầm giúp NATO đối kháng Nga?

Tại Cộng Séc, "một cuộc cách mạng đang nhen nhóm,...có thể hỗ trợ cho các lực lượng NATO vượt qua được tiềm lực mạnh mẽ của Nga trong lĩnh vực chiến tranh điện tử". Thông tin quân sự giật gân này do chuyên gia Grant Ternbull chia sẻ trên trang phân tích nổi tiếng c4isrnet.com. Và điều kỳ diệu này do công ty Era tạo nên.

Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh rằng, công ty Era, có trụ sở tại thành phố hẻo lánh Pardubitza (cách thủ đô Praha khoảng 104km), từng có thời điểm là thành viên của tập đoàn kỹ thuật điện tử Séc và Slovakia mang tên Tesla.

Được biết, khi CNXH ở Đông Âu chưa sụp đổ, các trường phái kỹ thuật của Séc và Liên Xô, gồm cả những xí nghiệp quân sự hoạt động thông kênh với nhau: Họ cùng nhau thực hiện các nghiên cứu, tích cực trao đổi thông tin khoa học.

Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Tesla đã nghiên cứu và bắt đầu sản xuất các hệ thống radar quân sự PRP-2 Ramona, mà sau này được nâng cấp lên thành các hệ thống KRTP-81M Ramona-M (thế hệ thứ hai).

Những trạm radar này phục vụ các quân đội trong khối Hiệp ước Warsaw và thực hiện những nhiệm vụ trinh sát thụ động, kể cả ở khu vực biên giới liền kề với NATO.

Tổng cộng đã có 17 hệ thống Ramona và 14 hệ thống Ramona-M được sản xuất, trong đó có 14 và 10 trạm tương ứng được chuyển cho Nga. Sau này, trạm Ramona-M đã được phát triển và trở thành trạm KRTP-86 Tamara (thế hệ thứ ba).

Vào thập niên 80, các kỹ sư của Tesla phối hợp cùng với các chuyên gia Nga nghiên cứu chế tạo và bàn giao cho dây chuyền lắp ráp các máy phát của hệ thống nhận diện "địch - thù", các hệ thống định vị TACAN, những hệ thống trao đổi thông tin tác chiến JTIDS, cũng như những máy gây nhiễu chủ động hoạt động các tần sóng 0,82..18Ghz.

Căn cứ vào việc những nghiên cứu chế tạo thiết bị chiến tranh điện tử hiện nay trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga có nguồn gốc Liên Xô cùng với các công ty của những nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, gồm cả Séc và Slovakia, thì có thể nhận thấy rằng các kỹ sư của Era đã sử dụng những thành tựu của quá khứ, nghĩa là công nghệ bí mật được thừa kế từ Tesla.

Đây là các hệ thống radar định vị thụ động không phát xạ ra các tín hiệu radio, nhưng vẫn có thể nhìn rõ các vật thể, ví dụ như các máy bay hoặc tàu thuyền. Nhờ đó mà trạm radar này hoàn toàn không bị phát hiện, trong khi các trạm radar chủ động ở bối cảnh chiến tranh thực tế có thể bị tiêu diệt trong vòng 20-30 phút.

Theo lời ông Ondrjei Hlost, giám đốc kinh doanh của Era, "các nước (trong khối NATO) xung quanh Nga đã được trang bị cơ bản những công nghệ của chúng tôi".

Séc có giúp nổi NATO kết liễu vai trò bá chủ của Nga trong tác chiến điện tử? - Ảnh 1.

Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha 4 của Nga. Ảnh: TASS

Những cái đầu nóng đã phải nguội lại

Thực ra, ý tưởng trạm radar định vị thụ động không mới. Nó được mô ta chi tiết trong các cuốn giáo trình của những trường đại học kỹ thuật radio của Liên Xô và dựa trên những phương pháp toán học xử lý tín hiệu radio.

Vấn đề ở chỗ, mọi máy bay hiện đại điều có radar định vị, cũng như trao đổi thông tin với "mặt đất" hoặc với nhau. Có nghĩa sẽ là những nguồn phát xạ chủ động. Tiếp đến là công tác xử lý trên máy tính tất cả những tiếng ồn trực tuyến giúp đưa ra một bức tranh khá rõ nét những gì đang diễn ra trên bầu trời.

Thậm chí, người Séc còn tự tán dường rằng radar Vera-NG thế hệ thứ 5 của họ có khả năng phát hiện cả các máy bay F-22 và F-35. Đúng ra, các kỹ sư của Era khẳng định họ không thể xác định tọa độ của các máy bay tàng hình, nhưng có khả năng chỉ ra khu vực mà các tiêm kích tàng hình đang bay.

Đây là thời điểm thích hợp để nhớ lại rằng vào năm 2006, công ty Rannoch Corporation (Mỹ) chuyên nghiên cứu chế tạo cả những trạm radar quân sự đã mua công ty Era, nhưng khi nghiên cứu về những hoạt động của người Séc đã từ chối đầu tư cho công tác nghiên cứu chế tạo các hệ thống radar thụ động.

Thêm vào đó, năm 2011, trong Sách trắng của Bộ Quốc phòng Mỹ đã xuất hiện dấu gạch chéo to đùng đối với các công nghệ của Era bởi vì những phương pháp được sử dụng để "nhận diện các vật thể trên không" giống như kiểu đoán mò.

Chính vì thế, tập đoàn Rannoch Corporation đã bán Era với giá rẻ cho khách hàng đầu tiên, công ty Omnipol, nhà thầu của quân đội CH Séc. Công ty này về phần mình đã giao cho Era một vài hợp đồng không lớn, nếu không thì nó đã phải đóng cửa.

Và đến năm 2014 thì NATO cảm thấy sức mạnh hệ thống chiến tranh điện tử của Nga. Ngay lập tức hệ thống radar định vị Vera-NG thế hệ thứ 5 xuất hiện như một phép màu để phản ứng trước những thách thức mới.

Xin nêu rõ rằng định nghĩa "thế hệ thứ 5" của các radar thụ động chỉ liên quan tới nhà sản xuất cụ thể, chứ không phải chỉ số được thừa nhận chung. Sẽ chính xác hơn nếu gọi đó là phiên bản nâng cấp lần thứ 5 của PRP-2 Ramonna ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước.

Nhưng tại Crimea, tổ hợp chiến tranh điện tử "Murmansk-BN" đã chứng tỏ được những khả năng của mình. NATO đã phải tá hỏa: Ở khoảng cách lên tới hơn 5.000 km, tất cả các hệ thống radar định vị đều ngưng hoạt động kéo, dù chỉ kéo dài khoảng vài giây và theo một hướng.

Nhưng chỉ cần như thế là cũng đủ để làm nguội bớt những cái đầu nóng của các tướng lĩnh NATO. Tư lệnh các lực lượng liên quân NATO tại châu Âu, tướng không quân Mỹ Philipp Bridlav vào thời điểm đó đã phải thốt lên: "Trời, chúng đã có mặt ở Crimea!".

Séc có giúp nổi NATO kết liễu vai trò bá chủ của Nga trong tác chiến điện tử? - Ảnh 2.

Murmansk-BN được đánh giá là hệ thống tác chiến điện tử tầm xa mạnh nhất thế giới do Tập đoàn KRET của Nga phát triển.

Sau này tại Syria, kinh nghiệm chiến đấu của các tổ hợp chiến tranh điện tử Nga lại khiến các chuyên gia của NATO phải choáng váng. Khi "Krasnukja-4" hoạt động, những máy bay của lực lượng không quân Nga có thể hoạt động rất bình thản trong không phận mà Liên quân từng coi là của mình.

Thế nhưng từ giờ, sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử Nga có thể sẽ bị chấm dứt – nhờ những tính năng của Vera-NG được giám đốc kinh doanh của Era, ông Ondrjei Hlost chỉ ra: Những thiết bị cảm ứng của hệ thống radar định vị mới cùng với máy tính mạnh giúp "vẽ" lên màn hình hiển thị các vật thể đang bay, kể cả khi "Krasnukha-4" và "Murmansk-BN" hoạt động.

Tuy nhiên, trên trang điện tử của chính công ty, trong mục Chiến tranh điện tử không thể tìm kiếm được những thông tin chi tiết, nhưng trong đó có nói rằng để các hệ thống radar định vị hoạt động hiệu quả cần phải nghiên cứu dài hạn các nguồn bức xạ trên những diện tích khá lớn.

Có nghĩa là, chỉ khi nào thu thập đủ lượng thông tin mới có thể xây dựng thuật toán. Và chỉ sau đó mới có thể xuất hiện cơ hội nhận dạng chính xác hơn và nhanh hơn "kẻ địch trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công tiềm ẩn". Nhưng, lấy ví dụ, nếu "Krasnukha-4" di chuyển sang nơi khác, thì quá trình nghiên cứu phải bắt đầu lại.

Trong tình huống này, nhu cầu đối với các hệ thống radar định vị Vera-NG từ phía các khách hàng trong khối NATO có thể được giải thích bằng câu nói "hãy bằng lòng với những gì mình có".

Các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại