Sự gia tăng hiện diện quân sự tại Syria, sự nguy hiểm của việc các phiến quân IS bỏ chạy khỏi những nhà tù, các khó khăn trong việc phối hợp với Nga và sự ảnh hưởng của đại dịch CoViD-19 đã khiến Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Sean W.O’Donnell báo cáo điều trần trước Hạ viện Mỹ về diễn biến chiến dịch "Quyết tâm không ngừng".
Trong bản báo cáo dài 134 trang đã thể hiện gần như tất cả những thách thức mà người Mỹ đã gặp phải trong năm nay tại Syria và Iraq.
Rút khỏi Iraq – tới Syria
Sự kiện chính trong quý I/202 khiến xoay chuyển tình thế tại Trung Đông, theo ông O’Donnell, là việc tướng Soleimani của Iran bị ám sát.
Hôm 03/01, Mỹ đã tiến hành không kích tên lửa sát hại tướng Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tại sân bay quốc tế Bagdad.
Sự việc đã đẩy Mỹ và Iran tới ranh giới của một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện, tuy nhiên Tehran đáp trả có chừng mực khi chỉ tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq. Báo cáo khẳng định rằng khi đó đã có hơn 100 lính Mỹ bị thương.
Nhưng Iraq lại phản ứng vô cùng tiêu cực đối với vụ ám sát tướng Soleimani. Một làn sóng biểu tình đã bùng lên ở trong nước, chính quyền yêu cầu quân đội Mỹ "cút đi".
Mặc dù phớt lờ yêu cầu của người dân Iraq, nhưng ông O’Donnell cho biết, trên thực tế Mỹ đã giảm đi đáng kể sự hiện diện tại Iraq và từ đầu năm đã chuyển giao cho binh lính bản địa 5 căn cứ quân sự - Al-Kaim, Kayara, trụ sở hoạt động Naynava, K-1 và At-Takaddum.
Một phần nhân sự được đưa tới các cơ sở khác, còn một phần được chuyển tới Syria – cụ thể là các đơn vị hỗ trợ hoả lực và những đội quân y. Số lượng các đơn vị quân đội Mỹ tại lưu vực sông Euphrates tăng lên đáng kể.
Căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq bị tên lửa đạn đạo Iran tấn công gây thiệt hại nặng.
Vấn đề dầu mỏ
Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học quân sự Nga, nhà nghiên cứu chính trị-Mỹ học, ông Sergei Sudakov, đã chia sẻ với hãng thông tấn RIA Novosti:
"Mặc dù ông Donald Trump không ít lần từng tuyên bố về việc chấm dứt chiến dịch tại Syria, chúng ta đang thấy một điều hoàn toàn trái ngược – sự tăng cường lực lượng quân sự. Tôi cho rằng Mỹ đang chuẩn bị cho một xu hướng hiện diện mới nào đó. Họ không thể chấp nhận việc Nga đang thu phục Damascus.
Những thành công của các lực lượng vũ trang của chúng ta như một sự sỉ nhục đối với toàn bộ chính sách của Donald Trump tại Trung Đông.
Syria vẫn là chiến trường quan trọng đối với Mỹ, cho phép cạnh tranh với Nga và mang tới những sự khó chịu nhất định cho Moscow".
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng ngoài chính trị, Mỹ còn quan tâm tới dầu mỏ tại Syria. Vẫn là những tài nguyên có thể hút lên được từ Iraq mà đã từ bây lâu nay nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ. Nhưng họ vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được các giếng dầu tại Syria.
Ông Sudakov lưu ý rằng phe dân chủ Mỹ thường xuyên trách móc TT Trump rằng ông đã bỏ quá nhiều tiền vào những cuộc chiến vô nghĩa tại Trung Đông. Chuyên gia Nga cho rằng tổng thống Mỹ cố gắng ít nhiều giành lại chút "vốn liếng" bằng "vàng đen" của Syria.
Điều này cũng được ông O’Donnell lưu ý trong báo cáo. Trong tài liệu nói rõ rằng mục đích chính của những chiến dịch chống IS tại lưu vực Euphrates - đó là bảo đảm an ninh cho các mỏ dầu và khí do Lực lượng dân chủ Syria (SDF) và liên quân kiểm soát.
Như vậy, các quan chức Mỹ khẳng định rằng họ đang làm ăn tại Syria chứ không phải chống khủng bố.
Lực lượng Mỹ đóng chốt tại nhiều mỏ dầu ở Syria.
Sự nguy hiểm từ những cuộc vượt ngục
Tuy nhiên, IS cũng được đề cập trong tài liệu này. Ông O’Donnell xác nhận rằng tổ chức khủng bố vẫn duy trì "hoạt động ở mức độ thấp" cả ở Iraq lẫn Syria, và không có khả năng giữ được lãnh thổ.
Các tay súng khủng bố IS đã chuyển hẳn sang chiến thuật phục kích và đột kích. Tại Iraq hiện nay, chúng tấn công chủ yếu vào các khu vực vùng núi và sa mạc ở phía bắc và tây Bagdad. Tại Syria – chỉ ở các tỉnh Deir-Ezzor, Hasaka và Raqqa.
Tuy nhiên, nói về một thắng lợi hoàn toàn trước IS là điều chưa thể. Theo thông tin của Cục Trinh sát Bộ Quốc phòng Mỹ, những khả năng cơ động của tổ chức này đang được phục hồi, xuất hiện trở lại khả năng tuyển chọn người dân bản địa vào hàng ngũ của chúng.
Tổng số khủng bố IS tại Syria và Iraq được các chuyên gia phân tích Mỹ đánh giá vào khoảng 14-18 nghìn người.
Nơi đặc biệt nguy hiểm, theo ý kiến của ông O’Donnell là các nhà tù đang giam giữ những phiến quân và gia đình chúng. Tổng cộng tại các trại giam có tới gần 10 nghìn quân khủng bố.
Rủi ro của các cuộc vượt ngục rất lớn - hơn nữa nếu như những người Kuds thuộc Lực lượng dân chủ Syria bớt đi lực lượng bảo vệ ở đó mà như đã từng xảy ra trong lúc xảy ra chiến dịch "Mạch nguồn hoà bình" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ý kiến của liên quân, đây là "một trong những thách thức đáng kể nhất đối với chiến dịch chống IS".
Lực lượng Nga và Mỹ đụng nhau "chan chát" ở Syria.
Người dân bản địa không hài lòng
Lầu Năm Góc cho rằng sự im ắng tại Trung Đông trong tháng 3-4 vừa qua là do đại dịch CoViD-19. Quân đội các nước tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố giảm đi rất nhiều hoạt động của mình.
Nhưng phiến quân, ngược lại, đã có cơ hội phục hồi "thương tích" và tái tập trung nhau lại. Tổng thanh tra Mỹ tin rằng vào mùa hè-thu, sẽ có những điều bất ngờ đến từ phía quân khủng bố.
Cùng với đó, ông lưu ý rằng từ đầu năm đã xảy ra nhiều sự cố giữa binh lính Nga và Mỹ, như việc gây khó khăn cho nhau và chặn các lộ trình di chuyển của những xe tuần tra và các đoàn xe quân sự.
"Sự can thiệp ở trên không và trên bộ của Nga ở phía đông bắc Syria vẫn tiếp diễn. Nhưng điều đó không gây khó khăn cho việc thu thập các thông tin trinh sát và những chiến dịch của liên quân chống lại IS", ông O’Donnell nhấn mạnh.
Trong báo cáo đề cập riêng về sự gia tăng thù hằn đối với binh lính Mỹ từ phía thường dân Syria. Các đoàn xe của quân đội Mỹ thường xuyên bị ném gạch đá, những rào chắn được bố trí trên tuyến đường di chuyển của các đơn vị này. Và mọi thứ sẽ chỉ càng xấu đi.
"Để kẻ xâm lược bám rễ được lâu dài ở một đất nước xa lạ, anh ta phải có nền tảng xã hội. Không có sự ủng hộ của người dân, duy trì được quyền kiểm soát lãnh thổ chỉ có thể khi bố trí các lực lượng quân sự tại tất cả những khu dân cư, như người Đức từng làm tại các khu vực chiếm đóng được của Liên Xô.
Người Mỹ không có những khả năng này", chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Nga, ông Constantin Sivkov chia sẻ với hãng thông tấn RIA Novosti.
Chỉ những người Kuds mới có thể ủng hộ Mỹ tại Syria, nhưng Washington đã phản bội họ. Hiện nay, họ không phản đối về dưới trướng của chính quyền Damascus. Các nhà nghiên cứu quân sự cùng thống nhất cho rằng sớm hay muộn, người Mỹ sẽ vẫn phải "bán xới" khỏi Syria. Họ không được ai chào đón ở nơi đó.