S-300 tới Syria: Israel buộc phải dùng tới F-35- Tiêm kích Mỹ tung hô đối mặt cái kết đắng

Vy Lam |

Theo ông Almassian, quyết định chuyển giao S-300 sẽ khiến Israel không thể tiếp tục oanh tạc Syria từ các vị trí gần như Lebanon hay ngay ngoài bờ biển Syria.

Trao đổi với Đài Sputnik, Kevork Almassian – người sáng lập website tin tức Syriana Analysis cho rằng Nga đã đưa ra một quyết định có khả năng làm giảm leo thang căng thẳng trong cuộc chiến tranh Syria.

Ông Almassian lưu ý rằng, Israel tuyên bố đã ném bom vào các cơ sở của Iran tại Syria nhưng trên thực tế, họ đã oanh tạc một trung tâm nghiên cứu của Syria.

Khi các máy bay chiến đấu của Israel thực hiện nhiệm vụ tấn công, chúng bay vào không phận Syria một cách bất hợp pháp và cơ động như thể để lợi dụng chiếc IL-20 - khi ấy đang làm nhiệm vụ trinh sát trên bầu trời tỉnh Idlib – làm lá chắn, hòng tránh hỏa lực từ hệ thống phòng không "già nua" S-200 của Syria.

Ông Almassian cũng nhắc lại rằng, vào năm 2013, Nga từng đình chỉ chuyển giao S-300 cho Syria, do Israel phản đối. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh tại Syria cũng "hỗn độn" hơn khi các nhóm nổi dậy đã đột nhập vào doanh trại quân đội và phá hủy hoặc chiếm giữ các hệ thống phòng không.

S-300 tới Syria: Israel buộc phải dùng tới F-35- Tiêm kích Mỹ tung hô đối mặt cái kết đắng - Ảnh 1.

Theo ông Almassian, việc Nga chuyển giao S-300 cho Syria có thế sẽ buộc Israel phải dùng tới tiêm kích tàng hình F-35.

"Hãy thử tưởng tượng nếu các hệ thống S-300 của chúng ta rơi vào tay khủng bố", ông Almassian nói. Đó là lý do tại sao ông Almassian cho rằng Nga "không thể" chuyển giao S-300 cho tới khi Syria chuyển sang một thời kỳ "tương đối yên ổn" như những gì diễn ra trong năm 2018 – kết quả từ các chiến thắng của quân đội Syria.

Theo ông Almassian, quyết định chuyển giao S-300 "sẽ có tác động lớn" đến Israel bởi Tel Aviv sẽ không thể tiếp tục oanh tạc Syria từ các vị trí gần như Lebanon hay ngay ngoài bờ biển Syria – nơi các chiến đấu cơ Israel được an toàn do hỏa lực phòng không của Syria có tầm bắn rất hạn chế.

"Nếu những hệ thống này được bố trí ở Latakia", ông Almassian nói, "họ sẽ phải ném bom từ Cyprus, hoặc từ vị trí cách Syria 200km, và điều đó sẽ khiến mọi việc trở nên khó khăn với Israel".

Trong trường hợp này, ông Almassian dự đoán rằng, Israel sẽ bắt đầu phải dùng tới các máy bay chiến đấu tinh vi F-35, với ‘nhiều khả năng hơn’ các máy bay F-16 già nua mà IDF triển khai trước đó.

Khi đề cập tới nhận định của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton rằng việc Nga cung cấp S-300 cho Syria là "một bước leo thang đáng kể", ông Almassian nhấn mạnh "Đây không phải là động thái làm leo thang, mà chính xác là giảm leo thang".

Theo ông Almassian, S-300 - khi được tích hợp với các hệ thống S-400 tiên tiến hơn do lực lượng Nga vận hành ở Syria - sẽ không chỉ ngăn chặn được các cuộc không kích của Israel, mà còn cả các cuộc tấn công do Mỹ, Anh, Pháp hoặc các thế lực khác tiến hành.

"Sẽ thế nào nếu một trong những chiếc F-35 JSF mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tung hô khả năng tàng hình bị mạng lưới phòng không mới này bắn hạ? – Hàng loạt khách hàng sẽ bắt đầu hoài nghi về giá trị khi họ bỏ tiền ra mua thứ vũ khí đó" – ông Almassian nói.

Chỉ huy Không quân Israel trong lần đầu tiên điều khiển tiêm kích tàng hình F-35I Adir

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại