Cách đây 115.000 năm, hầu hết con người sống bằng cách săn bắn hái lượm ở châu Phi, nhưng chưa rõ họ đã gặp người Neanderthal chưa.
Lúc đó, Trái Đất đi đến cuối thời kỳ ấm áp, mà con người không biết đến điều đó. Khí hậu lúc này khá giống với khí hậu hiện tại.
Nhưng có sự khác biệt lớn là mực nước biển vào thời điểm đó cao hơn 6 đến 9 m so với hiện nay. Thời kỳ cổ đại này được gọi là Eemia, các đại dương ấm áp như ngày nay.
Những phần băng Nam Cực bị đe dọa tan vỡ.
Tháng trước, cuộc nghiên cứu mới cho thấy các sông băng ở Bắc bán cầu đã rút lui giống như trong thời kỳ Eemia, do Bắc Cực nóng lên.
Đây là phát hiện của nhóm nghiên cứu làm việc trên đảo Baffin, ở phía đông bắc Canada. Họ lấy mẫu tàn tích của các loài thực vật cổ đại bên dưới sông băng đang rút xuống nhanh chóng.
Họ phát hiện ra thực ra thực vật ở đây đã sống rất lâu năm. Có lẽ cây cối đã sống cách đây 115.000 năm. Lúc đó, khu vực này chưa có băng bao phủ.
Chóp băng ở Bắc Cực.
Nhà địa chất học Gifford Miller thuộc ĐH Colorado (Mỹ), đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Thật khó để đưa ra lời giải thích nào khác, ngoại trừ giả thuyết khu vực này từng ấm áp cách đây 115.000 năm".
Nhưng nếu giả thuyết này đúng thì mực nước biển thời kỳ Eemia cao hơn 6 đến 9 m so với hiện nay. Nước bổ sung thêm chảy từ Greenland, nơi băng làm mực nước biển dâng lên 6m. Nhưng nước không chỉ đến từ Greenland, vì toàn bộ khối băng không tan chảy vào thời điểm đó.
Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu nghi ngờ phần băng yếu nhất ở Nam Cực là thềm băng Tây Nam Cực. Khu vực này có thể làm mực nước biển dâng lên 3m hoặc hơn thế nữa.
Ông Rob DeConto - chuyên gia về Nam Cực thuộc ĐH Massachusetts (Mỹ) cho biết: "Không thể có chuyện mực nước biển dâng hàng chục mét mà mực nước biển Nam Cực không dâng lên".
Tìm hiểu về Nam Cực
Các nhà khoa học hiện đang tranh luận xem quá trình nào đã diễn ra sau đó và bao lâu nữa sẽ tái diễn. Rốt cuộc, Tây Nam Cực lại nổi lên lần nữa và nước biển lại rút xuống.
Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ đã phát hiện ra quá trình quan trọng, gọi là sụp đổ vách biển băng đẩy mực nước biển dâng lên nhanh chóng từ Tây Nam Cực.
Nhưng các nhà nghiên cứu khác nghi ngờ những thay đổi trong quá khứ sẽ tái diễn. Họ coi chính Tây Nam Cực là nơi dễ bị tổn thương.
Về cơ bản, đó là một khối băng khổng lồ hầu như chìm trong nước lạnh. sông băng dựng lên dựa đại dương theo mọi hướng và hướng về phía giữa thềm băng, đáy biển dốc xuống, ngay cả khi bề mặt thềm băng phát triển dày hơn lên, tổng cộng đến 3,2km. Khoảng 2,4km băng nằm dưới mực nước biển, nhưng vẫn còn rất nhiều băng phía trên nó.
Vì vậy, nếu cửa ngõ sông băng di chuyển lùi lại - đặc biệt là sông băng Thwaites (là sông băng lớn nhất hiện nay), đại dương sẽ tiếp cận với lớp băng dày hơn nhiều.
Sông băng Thwaites ở Nam Cực.
Có lẽ trong suốt thời kỳ Eemia, toàn bộ khu vực này không phải là một khối băng, mà là một vùng biển không tên. Đại dương đã xâm nhập bằng cách nào đó đè lên lớp băng bên ngoài và dần dần khu vực Tây Nam Cực nổi lên sẽ tan chảy.
Nhóm nhà nghiên cứu đã xây dựng mô hình giống như thời kỳ Eemia và thời kỳ ấm áp cổ xưa khác gọi là Pliocene, để cố gắng tìm hiểu quá trình đã xảy ra.
Đặc biệt, bao gồm hai quá trình loại bỏ sông băng. Một, được đặt tên là "sự bất ổn của thềm biển băng", mô tả tình huống dòng sông băng chìm trở nên sâu hơn và dày hơn khi di chuyển về phía giữa.
Trong cấu trúc này, nước ấm khiến sông băng di chuyển ngược và xuống dốc, làm lộ ra lớp băng dày hơn hướng về đại dương và băng dày trôi ra ngoài nhanh hơn. Vì vậy, băng bị hao tổn. Sự bất ổn của thềm biển băng có lẽ đang xảy ra ở Tây Nam Cực. Nhưng trong mô hình, như thế vẫn không đủ.
Hai là quá trình khác đang diễn ra ở Greenland, tại sông băng lớn có tên Jakobshavn đang di chuyển xuống sườn đồi, từng tảng băng phía trước liên tục đổ vỡ giống như cắt bánh mì rơi ra từng lát.
Vì thế, Jakobshavn không còn là thềm băng nữa, phần mở rộng đã từng tràn ra đại dương phía trước sông băng, trở nên ổn định. Thềm băng sụp đổ khi Greenland ấm lên trong 2 thập kỷ qua.
Do đó, mặt trước thẳng đứng của sông băng Jakobshavn hướng ra biển. Hầu hết băng của sông băng nằm sâu dưới nước hơn 100m. Băng không phải là thép, nó có thể tan vỡ.
Nếu quá trình sụp đổ vách biển băng xảy ra với sông băng Thwaites thì sẽ gây ra thảm họa. Những vách băng liên tục rơi xuống biển không chỉ tái tạo mực nước biển thời kỳ Eemia, nó còn làm các nhà nghiên cứu dự đoán được lượng băng Nam Cực trong thế kỷ 21.
Nhà nghiên cứu DeConto dự báo: Quá trình ở Greenland ngày nay bắt đầu tương tự ở Nam Cực, thì băng Nam Cực sẽ dày hơn, thành tảng băng lớn hơn làm mực nước biển dâng lên.
Cuộc tranh luận lớn về vách biển băng
Tamsin Edwards – nhà nghiên cứu sông băng thuộc ĐH Kings London (Anh), không tán thành với giả thuyết của ông DeConto.
Nhóm nghiên cứu của bà đã dùng kỹ thuật thống kê để kiểm tra kết quả và thấy rằng vách băng sụp đổ không làm tái diễn giai đoạn ấm áp trong quá khứ. Họ cũng đưa ra khả năng mực nước biển Nam Cực hạ xuống trong thế kỷ này. Nếu họ đúng thì mực nước biển sẽ giảm xuống khoảng 40 cm.
Edwards cho rằng còn lâu chúng ta mới bị mất Tây Nam Cực vì quá trình biến đổi địa chất phải trải qua hàng ngàn năm.
Thời kỳ Eemia trở lại có tồi tệ hơn không?
Có điều đáng chú ý là thời kỳ Eemia từng xảy ra mà không phải do con người thải ra nhiều khí nhà kính. Carbon dioxide trong khí quyển thấp hơn nhiều so với ngày nay.
Thay vào đó, sự kiện này do những thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, dẫn đến ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống bán cầu bắc nhiều.
Nhưng hiện tại, con người đang làm Trái Đất nóng lên nhanh hơn nhiều so với quá trình biến đổi địa chất trong quá khứ.
Hơn nữa, dòng sông băng Thwaites rút xuống cũng đáng lo ngại. Con người ngày nay không thể sống như thời kỳ Eemia. Tình trạng hiện tại không hứa hẹn điều gì tốt đẹp đối với Nam Cực nói riêng, Trái Đất nói chung.
Nguồn bài và ảnh: Washington Post, Science Alert