Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập

Gabe |

Ramesses II là vị pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại! Vậy ông là người như thế nào?

Ramesses II

Ramesses II hay còn được biết đến như là Ramesses Đại Đế, Ramses II là vị pharaoh thứ 3 của vương triều Ai Cập cổ đại. Tầm quan trọng của ông đối với lịch sử to lớn đến nỗi, những người thừa kế cũng như nhân dân Ai Cập sau này đều gọi Ramesses II là Ông tổ vĩ đại, xem là người cha của toàn quốc gia!

Ramses II sinh ra tại bờ Đông lưu vực sông Nile vào năm 1303 TCN (ngày tháng cụ thể chưa xác định bởi các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra nhiều con số gây tranh cãi). Ông ra đời vào thời kỳ Tân Vương Quốc, cũng là thời điểm vàng son của Ai Cập cổ đại.

Trước khi Ramses II ra đời khoảng 200 năm, Thutmose III đã xây dựng 1 đế chế Ai Cập vô cùng hùng mạnh, phía Đông trải rộng đến tận Palestine, Syria; phía Nam xuống đến tận Sudan. Lúc đó, Ai Cập có 1 vị thế vô cùng quan trọng cũng như năm quyền lực to lớn trong vùng.

Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập - Ảnh 1.

Nhắc tới Ramses II, có thể nói rằng ông lên ngôi từ khi còn khá trẻ, được vua cha Seti I chọn làm hoàng thái tử lúc 14 tuổi và chính thức truyền ngôi khi mới tròn 20!

Theo nhà sử học Manetho, sống vào thời Ptolemy, chuyên nghiên cứu lịch sử Ai Cập thì Ramses II đã trị vì đất nước suốt 66 năm 2 tháng, đem lại biết bao chiến tích oanh liệt cho đế chế Ai Cập lúc bấy giờ.

Không chỉ thông minh tài giỏi, có tài đánh trận, trị quốc, Ramses II còn được người đời sau nhắc tới ở 2 khía cạnh đáng tự hào khác. Đầu tiên là việc ông là 1 trong những Pharaoh có hậu cung đông đảo nhất cũng như có nhiều con cháu nhất! Ramses II có tới hơn 200 phi tần chính thức, hơn 150 người con, trong đó có 96 trai và 60 gái!

Điều còn lại chính là việc ông có tuổi thọ cực cao, nhiều tài liệu ghi nhận rằng Ramses II sống tới 99 tuổi (1 số nguồn khác lại cho rằng chỉ 90,91 tuổi), độ tuổi mà đến chúng ta bây giờ cũng phải mơ ước chứ không nói đến con người thời bấy giờ! Ramses II sống lâu tới nỗi, 10 người con trai của ông còn qua đời trước cả khi vị vua này băng hà.

Cuộc đời và chiến công vang dội

Trước khi Ramses II sinh ra, đế chế Ai Cập vốn đã là 1 thể thống nhất và hùng mạnh, tuy nhiên đến thời Akhenaten thì nó dần suy yếu do vị vua này bỏ bê triều chính và bị những người Hittiles, kẻ thù không đội trời chung với Ai Cập xâm chiếm, quấy nhiễu.

Mọi cố gắng của những thời pharaoh sau Akhenaten đều vô ích cho đến khi ông nội của Ramses II, lúc đó đang là tể tướng và được bầu lên làm vua do Pharaoh tiền nhiệm không có con nối dõi. Và như thế, hết ông nội rồi đến vua cha là Seti I luôn cố gắng lấy lại từng tấc đất bị người Hittiles chiếm mất.

Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập - Ảnh 2.

Có lẽ đó cũng là lý do mà ngay từ nhỏ, Ramses II đã phần đấu để giống ông nội và vua cha, luôn canh cánh mong muốn đòi lại đất đai, danh dự từ kẻ thù! Khi lên 10, ông đã được phong làm Tổng tư lệnh danh dự quân đội Ai Cập, đến 14 tuổi thì được tham chiến thực sự trong trận đánh với Lybia.

Một mệnh lệnh từ vua cha Seti I đành cho vị quân vương trẻ là phải sinh thật nhiều con, để có thể tiếp nối dòng máu thiêng liêng! Vì vậy cho nên Ramses II có tới hơn 150 đứa con, cả trai cả gái.

Đáng tự hào là thế nhưng Ramses II không hề đắm chìm vào chuyện nữ nhi thường tình như Akhenaten ngày trước mà luôn ngưỡng mộ cha ông, vị Pharaoh luôn tỏa sáng trên chiến trường cùng những công trình kiến trúc hùng vĩ.

Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập - Ảnh 3.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng, các công trình càng cao thì quyền lực càng lớn, cũng chính bởi vậy mà Seti I và Ramses II là 2 Pharaoh có nhiều công trình đồ sộ nhất trong lịch sử.

Sau này, khi lên ngôi được 5 năm, Ramses II quyết định đem quân chinh phạt thành Kadesh của người Hittiles với hơn 20 nghìn quân tinh nhuệ. Chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng nhưng chỉ 1 sai sót nhỏ đã suýt khiến vị vua trẻ thảm bại!

Việc những tên lính trinh thám không làm tốt công việc của mình đã khiến đội quân của Ramses II bị Muwatalli II, vua của người Hittiles cùng hơn 40 nghìn quân đánh úp. Trận đánh diễn ra vô cùng thảm khốc, và đương nhiên những người Hittiles chiếm ưu thế hơn do tính bất ngờ cũng như sự áp đảo về quân số.

Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập - Ảnh 4.

Nhưng may mắn cho Ai Cập và cả vị vua trẻ tuổi, viện quân từ Ai Cập đã tới kịp thời và lấy lại thế trận. Những phút đầu, quân Hittile vô cùng hoảng loạn và tháo chạy khỏi quân đoàn hùng hậu của Ramses II. Nhưng sau đó, dần dần 2 bên trở nên cân bằng, 2 bên bất phân thắng bại.

Dù vậy Ramses II vẫn trở về quê hương và tuyên bố chiến thắng cho mình. Ông còn từng đứng giữa ba quân, rút gươm và hét lên rằng: "Ta sẽ bay vút đến chúng như một con chim ưng vồ mồi, tàn sát và chém giết tất cả, ta sẽ nhấn chìm chúng vào lòng đất!".

Thực tế, việc ông tuyên bố chiến thắng cũng không phải là quá đáng. Trong bối cảnh thất thế, bị quân Hittiles bao vây, Ramses II đã không ngần ngại mặc áo giáp rồi cùng 1 đoàn tùy tùng nhỏ xông lên, quyết 1 mất 1 còn với quân địch, đồng thời tập hợp lại những binh sĩ đang tháo chạy!

Hành động quyết tử này của Ramses II không chỉ đánh 1 đòn nặng vào quân định, loại bỏ 1 lượng lớn chiến xa của Hittiles, nhiều đến mức vua Muwatalli II phải huy động khẩn cấp thêm 1 đạo chiếc xa nữa gia nhập vòng chiến mà còn kéo dài được thời gian cho quân tiếp viện đến.

Với sự dũng cảm, niềm tự hào như vậy, lịch sử đã ghi tên Ramses II như 1 trong những pharaoh hùng mạnh nhất mọi thời đại!

Ramesses II - Vị vua được mệnh danh là Ông tổ vĩ đại của Ai Cập - Ảnh 5.

Những năm sau đó, Ramses II vẫn tiếp tục những cuộc chiến của mình. Cho đến khi ngoài 40 tuổi, ông không còn chinh chiến mà tập trung vào việc cho xây dựng các công trình đồ sộ để thể hiện uy quyền của mình. Hàng loạt các kiến trúc ấn tượng ra đời, nó phần nào đã phản ánh được tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng to lớn của Ramses II.

Khi đó, có đến 4 bức tượng của Ramses II cao trên 67 bộ (đơn vị tính thời xưa) được khắc trên vách núi cao, phía dưới là những ngôi đền khổng lồ, sâu hun hút (các nhà nghiên cứu ghi nhận chúng sâu tới 160 bộ).

Một số kiến trúc trong số đó độc đáo đến nỗi, hàng năm, cứ 2 lần vào cuối tháng 2 và 10, ánh sáng Mặt Trời lúc bình minh sẽ chiếu thẳng vào vào 2 bức tượng và tạo ra 1 vầng sáng như hào quang, đẹp đẽ vô cùng.

Danh dự, vinh quang, quyền lực... Ramses II đều có hết. Nhưng tin buồn là ông cũng là vị Pharaoh hùng mạnh cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Các thế hệ sau Ramses II dần dần suy yếu và cuối cùng sụp đổ hoàn toàn vào năm 1077 TCN.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ

Nga đề nghị chính thức, Việt Nam đáp lời: Lộ diện “ngôi sao” có thể đưa 1 chỉ số vọt lên 380 nghìn tỷ

18/01/2025 07:15

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đưa ra một đề nghị sau khi đánh giá một chỉ số trong hợp tác song phương Việt – Nga "chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước".

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại