Tutankhamun – vị Pharaoh nổi tiếng nhất của Ai Cập thời cổ đại. Kể từ khi lăng mộ Tutankhamun được phát hiện với các hiện vật còn gần như nguyên vẹn, Thung lũng các Pharaoh của Ai Cập trở nên nổi tiếng trở thành di sản thế giới năm 1979 và cho đến giờ, các hoạt động thăm dò, khai quật, bảo tồn hầm mộ của vị Pharaoh này vẫn đang được tiếp tục.
Pharaoh Tutankamun (còn gọi là vua Tut) là vị Pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông sinh vào khoảng năm 1341 trước công nguyên ở vùng Ankhetalen (ngày nay là Tell el Amarna). Tutankhamun ban đầu tên là Tutankhaten, có nghĩa là “Hiện thân của Aten”- Aten là vị thần được tôn kính nhất cuối thời cai trị của vua Akhenaten (1353-1335 trước công nguyên).
Hai năm sau đó, ông đổi tên thành Tutankhamun có nghĩa là “Hiện thân của Amun” – người trị vì thành Heliopolis vùng thượng Ai Cập.
Theo sử liệu ghi lại, ngay từ khi còn nhỏ, Tutankhamun đã được dạy dỗ trong cung điện của nhà vua. Pharaoh thiếu niên Tutankhamun lên ngôi năm 1332 trước Công nguyên lúc vừa tròn 9 tuổi, là vị Pharaoh đời thứ 18 thuộc Vương triều Ai Cập.
Triều đại vua Tutankhamun được coi là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất trong mọi triều đại Pharaoh. Tuy nhiên, vào năm 1352 trước Công nguyên, khi vừa tròn 19 tuổi, Pharaoh Tutankhamun đột ngột qua đời một cách bí ẩn, mang theo xuống lăng mộ cuộc đời nhuốm màu thần bí của mình.
Trải qua qua mấy nghìn năm, trong khi các ngôi mộ Hoàng gia Ai Cập đều đã bị đào bới gần hết và tất cả các hiện vật trong các lăng mộ này đều đã bị lấy trộm hết, thì riêng lăng tẩm của vua Tuttankhamun lại không tìm thấy dấu tích.
Chính điều này đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của giới khoa học.
Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun.
Đây là sự kiện gây chấn động thời bấy giờ, bởi khám phá này là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền trừng phạt của Pharaoh.
Nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun
Truyền thuyết kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài: “Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim”.
Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Quan tài của vua Tutankhamun
Sau đó “Lời nguyền Pharaoh” lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh.
Một điều trùng hợp đáng sợ là hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta đã phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.
Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu và qua đời không rõ nguyên nhân.
Những ngày tiếp đó, một chuỗi những cái chết bí hiểm tiếp tục phủ bóng đen lên dự án của Carter. Bạn của Carnavon – George Gould sau khi nhìn vào ngôi mộ đã lên cơn sốt cao rồi qua đời ngay ngày hôm sau. Không lâu sau, bác sĩ của George cũng từ giã cõi đời .
Dù nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chuỗi cái chết của những nạn nhân xấu số là do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ, nhưng những bí ẩn về một nền văn minh cổ đại vẫn khiến nhân loại trăn trở với câu hỏi liệu có hay không một lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao?
Tổng hợp