Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận chương trình máy bay F-35 đã “hỏng bét”

Anh Tuấn (Lược dịch) |

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan mới đây đã nói với các thanh tra viên của Văn phòng Tổng Thanh tra của Lầu Năm Góc rằng chương trình máy bay chiến đấu F-35 nay đã “hỏng bét”, mặc dù ông vẫn gọi F-35 là một phi cơ “tuyệt vời”.

Tuyên bố của ông Shanahan được đưa ra trong một cuộc điều tra của Văn phòng Tổng thanh tra đối với những cáo buộc rằng ông đang thiên vị tập đoàn Boeing, nơi ông đã từng làm việc, và nhiều lần chỉ trích đối thủ của hãng này là tập đoàn Lockheed Martin, nhà thầu chính của chương trình máy bay F-35.

Tuy nhiên, đánh giá của ông về tình hình của chương trình F-35 là điều rất đáng lo ngại.

Điều này càng đúng hơn nữa khi một báo cáo của Văn phòng Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) nói rằng gần 30% trong tổng số các máy bay F-35 không thể cất cánh trong nhiều tháng vào năm ngoái do bị thiếu hụt linh kiện dự phòng.

Sau cùng, ông Shanahan đã được xác định không có hành vi sai trái nào khi các thanh tra viên khẳng định rằng:

Trong báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra, các điều tra viên cho biết ông Shanahan đã nói rất rõ ràng với họ rằng ông không chỉ trích bản thân chiếc máy bay chiến đấu mà là chương trình phát triển của máy bay này.

“Ông Shanahan cho hay ông ấy không nói máy bay F-35 đã “hỏng bét”. Ông ấy nói rằng F-35 là một loại máy bay tuyệt vời. Ông khẳng định ông muốn ám chỉ chương trình máy bay F-35”, báo cáo này nói.

Ông ấy nói thêm rằng những phát ngôn này “luôn là về sự hiệu quả của chương trình, và một số những hạng mục được xác định là… có những vấn đề cơ bản”, báo cáo này nói thêm, đồng thời khẳng định những chỉ trích của ông Shanahan đối với chương trình F-35 bắt nguồn từ một số yếu tố, trong đó bao gồm “sự thiếu hụt các linh kiện dự phòng và chi phí mỗi giờ bay của máy bay không được giảm xuống nhanh hơn”.

Theo hãng Lockheed Martin, máy bay chiến đấu F-35 được coi là tương lai của không quân hiện đại, một loại phi cơ có khả năng chiến đấu cao và đa chức năng, kết hợp khả năng hoạt động bí mật, tốc độ siêu thanh và công nghệ cảm biến tối tân để thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Bản thân máy bay này cũng đã nhiều lần được Tổng thống Donald Trump khen ngợi, khi ông nói rằng nó có thể “tàng hình”.

Tuy nhiên, máy bay này cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ trong những năm gần đây sau khi chương trình chế tạo gặp phải nhiều vấn đề về phần mềm, động cơ và vũ khí.

Nhiều người vẫn bày tỏ sự nghi ngờ đối với khả năng chiến đấu của máy bay này, mặc dù các tướng Mỹ khẳng định những vấn đề của F-35 đang được khắc phục.

Những nghi ngờ về máy bay F-35 lại một lần nữa dấy lên sau khi một chiếc máy bay loại này được cung cấp cho không quân Nhật Bản đã bị rơi xuống biển. Hiện Nhật Bản đã áp dụng lệnh cấm bay đối với toàn bộ số máy bay F-35 còn lại.

Trong lúc này, Tokyo có kế hoạch đưa máy bay F-35 trở thành phi cơ chủ lực của Nhật Bản khi họ đã đặt mua tổng cộng 147 chiếc. Hàn Quốc và Australia cũng đang sử dụng F-35 ở Thái Bình Dương và Singapore cũng bày tỏ mong muốn mua máy bay này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại