Vì sao quyền lực mềm của Trung Quốc không hiệu quả?

Tuệ Minh |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói rằng quyền lực mềm là một phần nhiệm vụ của ông.

Khẳng định Trung Quốc là một quốc gia văn minh với lịch sử hào hùng, ông Tập cho rằng “những câu chuyện về đất nước mình phải được kể lại một cách đẹp đẽ”.

Vậy chính xác quyền lực mềm là gì?

Joseph Nye, nhà khoa học chính trị, đã định nghĩa như sau “quyền lực mềm là khả năng có được thứ mình muốn nhờ sức hấp dẫn thay vì ép buộc hay phải trả tiền”.

Để đạt được mục tiêu này, Bắc Kinh tiếp tục chương trình xây dựng “các tàu sân bay văn hóa”, sự mở rộng những dấu ấn văn hóa và truyền thông ra khắp thế giới.

Thành tựu mới đây nhất là việc thu mua tờ báo tiếng Anh lâu đời của Hong Kong, South China Moring Post, và người mua là công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Alibaba.

Đáp lại những lo ngại về viễn cảnh tương lai của việc độc lập trong biên tập tại tờ báo, chủ mới cho hứa hẹn sẽ không can thiệp vào vấn đề này nhưng họ muốn các tin tức về Trung Quốc phải “cân đối và công bằng”.

Sự phát triển về truyền thông không bao giờ là dễ dàng dưới con mắt của các nhà quản lý Bắc Kinh nhưng gần đây chính quyền Trung Quốc đã dần dần nới nỏng một số quy định đủ để tạo nên một sản phẩm tuyên truyền đúng nghĩa.

Một thử nghiệm hồi tháng 10 đã tạo ra video hoạt hình Song of Shinawu để quảng bá cho “kế hoạch 5 năm” lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Quyền lực mềm của Trung Quốc một lần nữa được dịp thể hiện trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, khi ông có bài phát biểu trước Liên Hiệp quốc về vấn đề quyền lợi của phụ nữ.

Quyền lực cứng “lấn át” quyền lực mềm

Thế nhưng nỗ lực này chả đáng là bao và trở nên nhỏ bé nếu so với sự phát triển vượt bậc của các quyền lực cứng khác.

Theo Joseph Nye, quyền lực cứng là “khả năng sử dụng cây gậy và củ cà rốt kinh tế và quân sự để buộc người khác làm theo ý muốn của mình”. Hệ thống quyền lực của Trung Quốc được thiết kế để thực hiện quyền lực này một cách tốt nhất.

Các biện pháp ngoại giao của Bắc Kinh đã sử dụng chính sách cây gậy và củ cà rốt trong nhiều thế kỷ qua.

Chiến thắng lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2015 là việc triển khai dự án Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh đứng đầu.

Ông chủ Facebook có dịp gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc. Nguồn: Reuters
Ông chủ Facebook có dịp gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Mọi người đều biết Bắc Kinh có nguồn lực tài chính mạnh nhưng việc thành lập AIIB cho thấy nước này còn có cả sự tự tin, tham vọng, quyết tâm và tầm nhìn để xây dựng các thể chế khu vực phù hợp với mục đích và những thách thức từ phía Mỹ.

Các đồng minh của Mỹ, kể cả những đồng minh lâu đời nhất, cũng hứng thú với kế hoạch này. Điều đó cho thấy quyền lực cứng của Trung Quốc “không phải dạng vừa”, kể cả khi so với “những cây gậy” của các quốc gia siêu cường khác.

Một ví dụ về quyền lực cứng khác trong năm nay của Bắc Kinh là buổi lễ duyệt binh hồi tháng 9 của quân đội Trung Quốc cũng như việc nước này tuyên bố xây dựng các hòn đảo nhân tạo trái phép trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên với nền kinh tế trị giá 10 nghìn tỷ USD, cùng một lực lượng quân sự đang lớn mạnh và những tranh chấp về lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng, dường như quyền lực cứng của Trung Quốc đang lấn át quyền lực mềm.

Lễ duyệt binh có thể khiến người Trung Quốc cảm thấy tự hào nhưng cùng lúc đó cũng khiến nước này mất đi “mối thân tình” với nhiều hàng xóm, điều đó thể hiện trong danh sách các lãnh đạo tham gia.

George Orwell từng nói rằng "một xã hội càng xa rời sự thật thì càng căm ghét những ai nói sự thật". Điều này giải thích vì sao Trung Quốc đang mất dần quyền lực mềm.

Bắc Kinh dường như vẫn quyết tâm bài trừ những tư tưởng phóng khoáng của phương Tây.

Năm 2015, thế giới có thể thấy được sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc về mặt kinh tế, quân sự và tầm ảnh hưởng trên thế giới nhưng nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngại trước việc quyền lực mềm của nước này lại bị ngó lơ.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

21 quốc gia châu Á đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 24/10/2014 dể thành lập ngân hàng. Cơ quan này do Trung Quốc đứng đầu và có trụ sở ở Bắc Kinh.

Mục đích của AIIB là hỗ trợ tài chính xây dựng đường xá, bến cảng, đường sắt và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở châu Á. Dự kiến ngân hàng sẽ hoàn thành đầy đủ vào cuối năm 2015.

Ngày 15/4/2015, có 57 thành viên thành lập, gồm 37 nước châu Á và 20 nước ngoài khu vực.

Các nước ngoài khu vực bao gồm: Áo, Brazil, Đan Mạch, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Italy, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Anh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại