Hãng thông tấn Sputnik của Nga trích dẫn nhật báo Đức cho biết, những người ủng hộ phong trào chống Maidan ở Odessa sợ rằng Saakashvili sẽ bắt đầu chiến tranh với Transnistria, sử dụng phương pháp tương tự mà ông đã sử dụng trong cuộc xung đột năm 2008 với Nam Ossetia.
Lúc đấy, Gruzia còn nằm dưới sự lãnh đạo của ông Saakashvili và xâm chiếm đất nước nhỏ bé tại trung tâm của Caucasus.
Một số vùng Odessa có chung biên giới với Transnistria. Nếu Saakashvili đổ thêm dầu vào lửa và bắt đầu một cuộc xung đột ở Transnistria, ngọn lửa của nó có thể lan rộng ra khắp Moldova.
Điều này có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng và thậm chí là một cuộc xung đột gây mất ổn định an ninh khu vực. Có nhiều lý do cho vấn đề này,
Đầu tiên, Romani và Moldova có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đã có thời điểm, hai nước này từng nghiêm túc xem xét việc thống nhất, sử dụng mô hình của Đức.
Thứ hai, Romani là một thành viên của NATO, có nghĩa là nếu Bucharest tham gia vào một cuộc xung đột, liên minh quân sự này sẽ phải trở lại Romani. Hiện có khoảng 1.200 lính gìn giữ hoà bình Nga đang đóng quân ở Transnistria.
Lực lượng này được thành lập theo thỏa thuận ngừng bắn năm 1992, sau cuộc chiến tranh Transnistria giai đoạn 1990-1992.
Việc cả ba bên NATO, Nga và Ukraine có mặt trong khu vực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho tất cả mọi người, trang Azerbaijan Haqqin.az bình luận.
Thậm chí nếu NATO và Nga cố gắng tránh một cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn, vị tỉnh trưởng mới của Odessa, một người tích cực chống Nga, có thể sẽ đưa Ukraine vào cuộc chiến hai mặt trận - ở Transnistria và ở Donbass, tờ Haqqin.az nói.
Tháng trước, Ukraine đã quyết định ngăn cản lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đi vào Transnistria. Hành động này bị phía Nga cho là đã vi phạm các thỏa thuận hòa bình 1992 giữa Moldova và Transnistria.
Điều này sẽ làm suy yếu vị thế của Kiev là một trong những bên bảo lãnh tiến trình hòa bình Transnistrian và có khả năng gây mất ổn định an ninh khu vực, Ngoại trưởng Transnistria Nina Shtanski cho biết.
Gần đây, cả hai lực lượng Ukraine và Moldova đều tăng cường hoạt động của họ ở gần biên giới với Transnistria, Tổng thống Transnistria Yevgeny Shevchuk cho biết.
Ông Shevchuk nhấn mạnh chính sách đối ngoại hoà bình của Transnistria và bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Kiev cũng sẽ hiểu điều đó.