Ukraine đang ngày càng rời xa Donbass
Nhà quan sát của hãng tin quốc tế "Rossiya Segodnya" Vladimir Lepekhin nhận định, sau khi thỏa thuận ngừng bắn đi vào hiệu lực ở Ukraine, tiếng đạn pháo đã im nhưng vấn đề “khí đốt” lại một lần nữa nổi lên hàng đầu.
Ngày 2 tháng 3, ở Brussels đã tiến hành cuộc hội đàm ba bên giữa các Bộ trưởng Năng lượng của Ukraine và Nga, cũng như đại diện của EU.
Tại cuộc gặp này, đại diện của Kiev khẳng định rằng, Ukraine không muốn trả tiền cho khối lượng khí đốt Nga cung cấp cho hai tỉnh Donetsk và Lugansk, là khu vực do lực lượng dân quân kiểm soát.
Ngay từ ngày 19 tháng 2, công ty “Naftogaz” của Ukraine đã ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực Donbass, và giải thích rằng, đó là vì các đường ống đã bị hư hỏng nghiêm trọng.
Các thỏa thuận Minsk ghi rõ, cần phải phục hồi đầy đủ các mối quan hệ kinh tế-xã hội giữa Ukraine và Donbass, kể cả nối lại hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia trên lãnh thổ của DPR và LPR, trả tiền lương hưu cho cư dân của khu vực, cung cấp năng lượng điện, và đảm bảo các đợt cung cấp khí đốt.
Tức là, khi Kiev từ chối thực hiện điều khoản này của thỏa thuận Minsk và làm hoàn toàn ngược lại, thì có nghĩa là, họ thừa nhận rằng, Donbass không phải là lãnh thổ của họ và chấp nhận từ bỏ 2 tỉnh miền đông của mình.
Còn nếu không, Kiev đã công nhiên phá vỡ những thỏa thuận và nguyên thủ 4 nước Đức, Pháp, Nga và chính mình đã rất vất vả mới đạt được.
Đó là thất bại kép của Kiev.
Thứ nhất, Ukraine buộc phải ký thỏa thuận Minsk, văn kiện quy định chấm dứt hoạt động quân sự ở Donbass và mở đầu quá trình hòa giải chính trị với sự tham gia của OSCE; thứ hai là quân chính phủ đã bị thất bại trong việc phá vòng vây ở Debaltsevo.
Tuy nhiên, chế độ Kiev không chịu công khai thừa nhận sự thất bại. Nếu công nhận sự thất bại thì sẽ "mất mặt" và sẽ kích hoạt những hành động phản đối của các phần tử cực đoan đã sẵn sàng gây ra một cuộc nổi loạn mới.
Vì vậy, trong chính trị nội bộ Kiev vẫn thể hiện ý muốn chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Điều này có nghĩa là, chính quyền Kiev không chỉ cố gắng nhận được nhiều vũ khí khác nhau, mà còn ngăn chặn hoặc ít nhất trì hoãn việc thực hiện các thỏa thuận Minsk.
Song theo ý kiến của ông Vladimir Lepekhin, kết quả chính của việc Ukraine bị thất bại kép của trong cuộc chiến chống lực lượng dân quân của 2 Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng (DPR và LPR) là chế độ Kiev bắt đầu từ bỏ Donbass về mọi mặt.
Xét theo mọi việc, Kiev đã đi đến kết luận rằng, việc từ bỏ một phần lãnh thổ của đất nước có lợi hơn việc tiếp tục cuộc chiến để giữ Donbass dưới sự kiểm soát của mình hay tranh luận hòa bình với lực lượng ly khai.
Quyết định "ly hôn" không công khai cho phép Kiev tránh khỏi cuộc cải cách hiến pháp mà không hứa hẹn bất cứ điều gì tốt cho chế độ cầm quyền.
Việc từ bỏ Donbass sẽ giúp tiết kiệm tiền lương và các khoản phụ cấp cho các nhân viên nhà nước ở Donetsk và Lugansk, cho những người về hưu, người khuyết tật, cho phép tiết kiệm điện năng và viện trợ nhân đạo, tránh các chi phí cho việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Kiev cũng có cơ hội tiết kiệm khí đốt Nga khi từ chối trả tiền cho khối lượng khí đốt Nga được cấp cho các khu vực do lực lượng dân quân kiểm soát.
Vì thế, khẩu hiệu "Vì một nước Ukraine thống nhất!" không còn cần thiết. Đối với chế độ Kiev việc giữ chính quyền thân phương Tây là một nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều so với việc đảm bảo sự thống nhất của đất nước.
Song, lập trường của Kiev có thể được giải thích không chỉ thuần túy bằng thái độ thực dụng.
Rõ ràng, chính quyền nước này hiểu rằng, sẽ tốt hơn nếu trong thành phần Ukraine không còn khu vực phía Đông mà người dân ở đó thù ghét chế độ Kiev.
Cắt khí đốt, rút cơ quan hành chính, ngừng phúc lợi xã hội, Kiev muốn mất Donbass thật?
Về phía các vùng lãnh thổ ly khai, sau khi bị cắt khí đốt, lãnh đạo Donbass đã cử một phái đoàn đến Moscow để đàm phán về vấn đề cung cấp năng lượng.
Bởi vậy, bắt đầu từ ngày 19/2, Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom bắt đầu cung cấp khí đốt cho khu vực Donbass qua 2 trạm Prokhorovka và Platovo, nằm trên biên giới Nga-Ukraine ở khu vực Lugansk và Donetsk, với khối lượng là 12 triệu mét khối mỗi ngày.
Tuy nhiên, Naftogaz khăng khăng không trả tiền khí đốt Nga cung cấp cho khu vực miền đông.
Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, quyết định ngừng cung cấp khí đốt cho miền đông Ukraine của Kiev là một “tội ác diệt chủng”, làm trầm trọng thêm những thảm họa nhân đạo ở miền đông nước này, trực tiếp đẩy Donbass ngày càng rời xa tầm tay của Kiev.
Tổng thống Nga nói rằng Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cũng đưa ra báo cáo về một thảm họa nhân đạo, nặng nề nhất là nạn đói mà Kiev còn cắt cả nguồn cung cấp khí đốt là quá tệ hại.
“Các vị gọi điều này là gì? Thực sự đó là tội ác diệt chủng” - ông Putin kết tội.
Những chuyến hàng viện trợ lương thực, quần áo, chăn màn, thuốc men… là một hành động nhân đạo đối với bất cứ khu vực chiến sự nào. Nhưng nếu Ukraine không chịu trả tiền, để Nga “viện trợ nhân đạo” cả khí đốt nữa, có nghĩa là Kiev đã tự mình loại bỏ yếu tố gắn kết với vùng lãnh thổ ly khai này.
Song song với việc viện trợ nhân đạo hiện đang tiến hành, Nga cũng đã đưa ra tuyên bố là Moscow cũng sẽ giúp khôi phục lại Donbass, nếu hòa bình được lập lại ở vùng lãnh thổ này - Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Sergey Naryshkin tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 20-2.
Trước đây, vào tháng 11-2014, Kiev đã đóng băng khoản hỗ trợ của nhà nước 2,6 tỷ USD cho các khu vực hiện nằm trong tay lực lượng ly khai.
Đồng thời, chính quyền Ukraine đã cắt lương hành chính, lương hưu và trợ cấp tàn tật, ngừng trả tiền thanh toán công thợ mỏ để bù tiền khí đốt.
Động thái quyết định ngừng cấp ngân sách, rút các cơ quan chính quyền địa phương ra khỏi Donetsk và Lugansk còn mang tính chất nghiêm trọng hơn cả việc ngừng cấp khí đốt và thực trạng kinh tế tồi tệ ở Donbass, bởi nó chính thức coi DPR và LPR không còn thuộc quyền quản lý hành chính của Kiev.
Đáp trả lại, vừa qua, lãnh đạo phe ly khai đã ra quyết định song song lưu hành trên lãnh thổ 2 nước Cộng hòa ly khai này đồng Ruble Nga, Hryvnia Ukraine, đồng USD và các đồng tiền khác để làm phương tiện thanh toán, xây dựng hệ thống tài chính độc lập, bình ổn cuộc sống của nhân dân ở khu vực này.
Đối với phe ly khai, có chính quyền riêng, lãnh đạo vùng đất bao gồm 2 tỉnh miền đông với nhiều cơ sở công nghiệp, có quân đội riêng, độc lập về năng lượng (khí đốt, than đá), lưu hành tiền tệ riêng để làm cơ sở xây dựng hệ thống tài chính và tiền tệ, phải chăng ngày Kiev tạm biệt Donbass đã đến?
Theo ý kiến của nhà quan sát Vladimir Lepekhin, hiện nay, lực lượng ly khai đang hiện diện ở Kiev chứ không phải tại Donetsk và Lugansk.
Một năm trước, chính sách điên cuồng chống Nga của chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau đảo chính đã dẫn đến việc người dân Crimea nói tiếng Nga đã trở về với “đất mẹ”. Và hôm nay, Kiev lại tiếp tục xô đẩy Donbass rời khỏi Ukraine.