Ukraine “cắt đất chia dân” đổi lấy hòa bình với miền Đông

Hàn Giang |

Sau các đề xuất của Hội Quốc phòng và An ninh, Tổng thống Ukraine đã chính thức đệ trình một dự luật vạch rõ đường ranh giới cho các khu vực tại miền đông, bao gồm Donetsk và Luhansk.

Theo đó, các khu vực này sẽ được phép duy trì “tình trạng chính trị đặc biệt” bên trong lãnh thổ Ukraine. 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đệ trình một dự luật mới lên Quốc hội vào hôm qua, cho kế hoạch “cắt đất chia dân” với lực lượng ly khai tại miền đông để đổi lấy hòa bình.

Ông đề xuất vạch ra các đường ranh giới cụ thể cho hai khu vực Donetsk và Luhansk, đồng thời cung cấp các quyền tự trị đặc biệt cho nhân dân tại đây.

Tuy nhiên, miền đông vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền của Ukraine và nằm dưới sự kiểm soát của Kiev.

Theo 4 điểm chủ yếu trong thỏa thuận Minsk được ký kết giữa các bên, Quốc hội Ukraine phải thông qua nghị quyết cho phép các khu vực tại miền đông tồn tại dưới tình trạng chính trị và kinh tế đặc biệt vào ngày 14.03.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Quốc hội Ukraine vẫn chưa công bố chính sách của mình theo các thỏa thuận.

Người đứng đầu nhà nước tự xưng Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR), ông Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky, đã đề nghị Thủ tướng Đức-Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, những người bảo lãnh cho thỏa thuận Minsk, gây áp lực lên chính quyền Kiev.

Trước đó vào hôm 12.03, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã đề xuất các ý kiến tương tự cho kế hoạch lập lại hòa bình tại miền đông, bao gồm việc tách các huyện, thành phố, khu định cư và làng mạc để nhanh chóng ban bố các khu vực tự trị riêng biệt.

Và Quốc hội Ukraine cho biết, sẽ tiến hành bỏ phiếu công khai vào ngày 17 hoặc 18.03, nhằm thống nhất các quan điểm.

Phó thư ký Hội Đồng An ninh khẳng định, hình thức kinh tế và chính trị tự trị sẽ không áp dụng cho các khu vực bị lực lượng nổi dậy chiếm đóng từ tay quân đội chính phủ sau ngày 19.9.2014.

Các đề xuất cung cấp quyền tự trị cho Donetsk và Luhansk vốn đã được đưa ra trước đó, vào mùa thu năm 2014, trong cuộc đàm phán hòa bình ở thủ đô Minsk của Belarus.

Nhưng chính quyền Kiev nhanh chóng bãi bỏ các dự luật, và cho rằng quân đội có thể ổn định tình hình với sức mạnh của mình.

Tuy nhiên, việc các lực lượng vũ trang của phiến quân ngày càng lớn mạnh đã đẩy lùi các chiến dịch tấn công của Kiev.

Thậm chí, quân đội nổi dậy còn tiến chiếm nhiều khu vực trọng yếu vốn thuộc về quân đội chính phủ trước đó.

Điều này đã buộc Kiev quay lại bàn tròn cho một thỏa thuận hòa bình mới, chấp nhận sửa đổi hiến pháp và cho phép miền đông tự quyết tương lai của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại