Tướng Mỹ: Trung Quốc đang giúp các nước “đoàn kết lại”

Anh Tuấn |

Việc Trung Quốc tiến hành xây dựng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông, quần thể được nhiều người gọi là “Vạn Lý Trường Thành trên cát” sẽ chỉ gây ra phản ứng ngược đối với các nước trong khu vực.

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott Swift trả lời rằng những động thái của Trung Quốc đã khiến cho các nước Đông Á, từ Úc cho đến Nhật Bản "căm phẫn" và củng cố quốc phòng, đồng thời nâng cao quan hệ hợp tác với Mỹ.

Cụ thể, ông đề cập đến quyết định chế tạo thêm tàu chiến phòng không mới tại thành phố Adelaide cũng như họ sẽ mua về một hạm đội tàu ngầm mới trong tương lai.

Ngoài ra, đô đốc Swift mong muốn các nước trong khu vực cùng nhau đáp trả những động thái gây hấn của Trung Quốc.

Mới đây 10 nước trong khu vực Đông Nam Á đã cùng nhau thống nhất để tìm cách đối phó Trung Quốc thay vì thái độ mềm mỏng trước đay do lo ngại “sự hủy hoại lòng tin giữa các quốc gia” ở Biển Đông.

Nhưng đô đốc Swift khẳng định rằng cả Úc lẫn Mỹ đều không có ý định thiết lập căn cứ hay cơ sở hạ tầng ở Darwin hay Fremantle (Úc).

“Là chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương, tôi thấy viêc đặt căn cứ mới không mang lại lợi ích cụ thể”, ông Swift nói.

Theo ông, việc này sẽ rất tốn kém và không cần thiết bởi có nhiều nước sẵn sàng cho phép tàu của Hải quân Mỹ cập cảng.

Hạm đội Thái Bình Dương của Đô đốc Swift có quy mô lớn hơn lực lượng Hải quân của các nước khác rất nhiều, với 5 đội tàu sân bay, 200 tàu chiến và tàu ngầm, 2000 máy bay và khoảng 250.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ.

Hiện hạm đội này có quân số chiếm khoảng một nửa toàn lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

Dù vậy, ông Swift nói rằng mong muốn chính phủ Mỹ chuyển thêm quân tới khu vực châu Á đã vượt quá khả năng của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc đã cáo buộc Bộ Tư lệnh Mỹ tại vùng Thái Bình Dương “quân sự hóa” Biển Đông và có ý đồ “gieo xích mích” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Trước đó, đô đốc Swift đã đích thân theo dõi diễn biến trên Biển Đông từ cửa sổ máy bay do thám P-8A.

Ông Swift nói rằng, thông tin ông có được từ hệ thống tình báo hiện đại có sự tương đồng với những tin tức truyền thông cho rằng Trung Quốc đã cho tiến độ cải tạo trên các đảo chậm lại, mặc dù các cơ sở quân sự vẫn được tiếp tục xây dựng.

Đô đốc Swift không rõ liệu động thái này cho thấy sự thay đổi trong quyết sách của Trung Quốc sau khi nhận nhiều chỉ trích từ các nước trong khu vực, hay chỉ là bước nghỉ tạm thời trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm tới Mỹ vào tháng 9 tới.

Mới đây, Trung Quốc cho biết đã tiếp nhận những ý kiến của Mỹ và các đối tác trong khu vực, đồng thời dùng lập luận mang tính hòa giải hơn.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur rằng: “Trung Quốc cũng có mong muốn đảm bảo quyền tự do đi lại trên Biển Đông”.

Ông Vương nói rằng tình hình khu vực đang “ổn định” và “không có khả năng xảy ra xung đột lớn”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại