Trung Quốc kiếm lợi Trung Đông từ kinh nghiệm Ukraine

Tú Nhi (Tổng hợp) |

Đêm 22/1 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thủ đô Tehran, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Iran.

Lại sốt sắng ở Trung Đông

Đây cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới 3 nước Trung Đông gồm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran.

Trung Quốc và Iran thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ mức vài chục triệu USD trong những năm 1970 lên gần 52 tỷ USD trong năm 2014.

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran trong 6 năm liên tiếp vừa qua

Được biết, ba cường quốc có ảnh hưởng lớn ở Trung Đông là Saudi Arabia, Ai Cập và Iran đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn làm điểm đến trong chuyến công du mở màn năm 2016.

Dư luận quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động ngoại giao này không chỉ bởi lịch trình dày đặc các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo 3 nước và lãnh đạo các tổ chức khu vực, hay các thỏa thuận hợp tác trị giá hàng chục tỷ USD.

Chuyến công du thu hút sự chú ý còn bởi lẽ kể từ năm 2009 tới nay, chưa có vị nguyên thủ Trung Quốc nào tới Trung Đông do lo ngại bị lôi kéo vào những cuộc tranh chấp dai dẳng của khu vực.

Chính vì vậy, chuyến thăm được cho là đã phản ánh ưu tiên mới trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh thời gian tới.

Điều đó, có thể thấy rõ mục tiêu đầu tiên mà nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến trong chuyến thăm này là kinh tế.

Theo giới phân tích, việc củng cố quan hệ với ba cường quốc khu vực nói trên không chỉ giúp bảo đảm an ninh năng lượng cho Trung Quốc, mà còn thúc đẩy các dự án hạ tầng phục vụ cho sáng kiến “con đường tơ lụa” mới nối Bắc Kinh với châu Âu và châu Phi.

Có thể thấy rằng, đây không phải lần đầu Trung Quốc sốt sắng ở khu vực có nhiều biến động nhất hiện nay như Trung Đông, còn nhớ, trước đó, hồi cuối tháng 9/2015, một phái đoàn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc họp kín tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York với Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin.

Trong cuộc gặp đó, phái đoàn Trung Quốc đã báo tin vui cho phía Ukraine, rằng Bắc Kinh sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ nỗ lực của Kiev trong việc tìm kiếm một chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc đã ủng hộ Ukraine, bất chấp Nga khi đó đang tích cực vận động các nước nhằm ngăn chặn tham vọng của đối thủ kế bên. Thông tin trên đã được các nhà ngoại giao ở Liên Hợp Quốc nắm rõ tình hình tiết lộ.

Động thái của Trung Quốc cũng đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng, đồng minh thân thiết nhất, quý giá nhất của Moscow tại Liên Hợp Quốc sẵn sàng theo đuổi lợi ích riêng của mình, thậm chí kể cả khi phải đánh đổi người bạn Nga.

Kể từ khi Nga tiến hành vụ sáp nhập bán đảo Crimea, Trung Quốc đã mở rộng mối quan hệ thương mại với Ukraine.

Trung Quốc năm 2015 đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất của Ukraine, tờ Financial Times đưa tin.

Hưởng lợi

Âm thầm và lạnh lùng, Trung Quốc đã đi các sách lược để hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhiều học giả cũng thừa nhận kế sách của Trung Quốc đã mạnh mẽ vượt mặt cả Nga và Mỹ.

Tờ Tin kinh tế Đức (Deutsche Wirtschafts Nachrichten-DWN) đăng một bài viết vạch rõ âm mưu trục lợi của Trung Quốc từ cuộc xung đột Ukraine.

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) mới bắt đầu tính đến việc mua đất Ukraine, khi mà việc mua bán đã trở nên dễ dàng hơn sau những biến động chính trị, thì Trung Quốc đã lặng lẽ có mặt ở đất nước đang gặp khủng hoảng này.

Trung Quốc không tranh giành với Mỹ, EU hay Nga mà lặng lẽ chiếm lĩnh thị trường nông nghiệp, xây dựng tại Ukraine.
Trung Quốc không tranh giành với Mỹ, EU hay Nga mà "lặng lẽ" chiếm lĩnh thị trường nông nghiệp, xây dựng tại Ukraine.

Đó không phải đơn thuần là đầu tư, mà là mua đất nông nghiệp, bất động sản và công nghệ.

Tờ DWN cảnh báo Trung Quốc có thể trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc "chiến tranh lạnh" giữa Mỹ và Nga, và sẽ "loại bỏ những người châu Âu ra khỏi Ukraine".

Khác với người Mỹ và EU, Trung Quốc khi đầu tư thường không đặt nặng vấn đề chính trị. Bằng cách tiếp cận thực dụng, họ đã từng thể hiện điều đó ở châu Phi, châu Mỹ-La tinh, Đông Nam Á và Australia.

Mặt khác, sự mở rộng thị trường của Trung Quốc là rất logic. Ở Ukraine, Trung Quốc quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực nông nghiệp. Đầu 2013, Bắc Kinh đã muốn thuê 5% đất nông nghiệp của Ukraine.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại