Trung Quốc "được đà lấn tới", lập tức bị Mỹ cho bẽ mặt

Hải Võ |

Trong khi Trung Quốc tưởng rằng đã "áp đặt thành công" khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" của ông Tập Cận Bình lên Mỹ, thì Washington đã khiến Bắc Kinh phải nếm trái đắng.

Mỹ không còn mặn mà với "quan hệ kiểu mới" của Trung Quốc

Tạp chí National Interest (Mỹ) hôm 7/7 bình luận, kết thúc Đối thoại Chiến lược & Kinh tế Mỹ-Trung hôm 23-24/6 vừa qua, các chuyên gia về Trung Quốc vẫn còn phân tích "127 thành quả" mà Đối thoại đạt được.

Tuy nhiên, theo NI, một sự thay đổi quan trọng đã để lộ ra "vết nứt" quan hệ 2 nước.

Khác với năm 2014, danh sách "thành quả" Đối thoại 2015 hoàn toàn không nhắc đến cụm từ "quan hệ quân sự Mỹ-Trung kiểu mới", mà thay bằng cụm từ "quan hệ nước lớn kiểu mới" mà Trung Quốc nêu ra.

NI phân tích, trên thực tế, báo cáo về Đối thoại của Lầu Năm Góc đã chứng minh điều này "không phải sai sót vô tình".

Mặc dù Cơ chế đối thoại hợp tác và giao lưu Lục quân Mỹ-Trung ký kết gần đây đạt được đôi chút tiến triển, song chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã triệt để loại bỏ cụm từ "quan hệ quân sự kiểu mới" ra khỏi các phát ngôn về tiếp xúc quân sự song phương.

Các tuyên bố ngang ngược, phi lý, phi pháp và quá quắt của Trung Quốc về các tranh chấp trên biển, cũng như việc Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đứng sau các cuộc tấn công mạng được cho là đã khiến Washington khó chịu.

NI cho rằng, nội bộ Lầu Năm Góc cũng như cả Chính phủ Mỹ đều tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc và các nhà quan sát nên chú ý tới các dấu hiệu "bất tín nhiệm lẫn nhau" không ngừng gia tăng trong chiến lược của 2 nước.

Mỹ không còn hào hứng quan hệ nước lớn kiểu mới với Bắc Kinh?

"Quan hệ nước lớn kiểu mới" mà Trung Quốc đề xướng đang bị nước này lạm dụng?

Trung Quốc ràng buộc Mỹ để "thỏa sức làm càn" ở châu Á?

"Quan hệ nước lớn kiểu mới" được ông Tập Cận Bình nêu ra trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2012, khi ông Tập còn là phó Chủ tịch Trung Quốc. Cụm từ này sau đó đã trở thành khuôn khổ "dẫn lối" chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đối với Mỹ.

Năm 2013, Washington đã có động thái "ghi nhận" khái niệm này của ông Tập bằng lời hứa thiết lập mô hình hợp tác kiểu mới tại cuộc hội đàm phi không chính thức với ông Tập ở Sunnylands.

Bất chấp Mỹ lo ngại lời kêu gọi "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi" của Trung Quốc đồng nghĩa với việc phải thừa nhận địa vị bá quyền của Bắc Kinh ở châu Á, "quan hệ nước lớn kiểu mới" đã nhanh chóng lan tỏa trên truyền thông.

Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình
Theo quan điểm của tôi, quan hệ Trung - Mỹ vẫn ổn định. Tôi muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ này với Tổng thống Mỹ Barack Obama và nâng quan hệ Trung-Mỹ lên một tầm cao mới theo hướng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới.

NI lập luận, sở dĩ chính phủ Mỹ chấp thuận đề xướng "quan hệ nước lớn kiểu mới" trong giai đoạn 2013-2014 xuất phát từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, Nhà Trắng chủ động cho chính phủ Trung Quốc được "nếm quả ngọt".

Thứ hai, Mỹ hy vọng xác định lại khái niệm mà ông Tập nêu ra, nhằm phù hợp với quan niệm của Washington về các vấn đề khu vực châu Á-Thái bình Dương, đồng thời gây ảnh hưởng lên sự lựa chọn chính sách của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, những hành động "được nước lấn tới" của Bắc Kinh sau đó đã buộc Mỹ suy xét lại.

Sau tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông năm 2013, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào giữa năm 2014.

Hành động trắng trợn và phi pháp này của Bắc Kinh khiến cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực vô cùng lo ngại và căng thẳng Biển Đông leo thang.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận quốc tế khi đẩy mạnh toàn diện hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở các đảo, đá mà nước này xâm chiếm trái phép trên Biển Đông.

Những hành động "vuốt râu hùm" của Bắc Kinh khiến Chính phủ Mỹ chuyển biến thái độ cứng rắn từ tháng 5/2015 và làm Trung Quốc bất ngờ.

NI cho biết, Đối thoại Mỹ-Trung mà Trung Quốc tung hô là "bội thu thành quả", trên thực tế đã xuất hiện những phân cực vô cùng nghiêm trọng giữa 2 bên, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Gần đây, chính phủ Mỹ dường như đã nhận định "trò chơi ngoại giao" của Trung Quốc không còn đáng để Washington tham gia nữa.

Việc lược bỏ "quan hệ quân sự kiểu mới" khỏi Đối thoại vừa qua chỉ là dấu hiệu đầu tiên của xu hướng này, NI nhận xét.

Lý Thành - Giám đốc Trung tâm John L. Thornton China thuộc Viện Brookings, Mỹ - bình luận, trong tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông căng thẳng, diễn biến tiếp theo giữa các bên có thể đi ngược lại lời hứa "không xung đột" nói trên.

"Do chính phủ Mỹ-Trung thiếu sự tín nhiệm với đối phương, dẫn đến việc Mỹ thoái lui dần khỏi 'quan hệ nước lớn kiểu mới'." - ông Lý cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại