Tổng thống Ba Lan đi nước cờ mạo hiểm chống lại Nga

Hàn Giang |

Tân tổng thống Ba Lan muốn tranh thủ các quốc gia Trung và Đông Âu để tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, qua đó chống lại các mối đe dọa từ phía Nga. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, kế hoạch của ông Duda là một nước cờ mạo hiểm.

Trước đây, để ngăn chặn mối nguy từ Nga theo quan điểm của giới lãnh đạo các nước Trung - Đông Âu, Mỹ và NATO sẽ là điểm tựa tốt nhất mang đến sự yên tâm cho các quốc gia này.

Trong đó, Tổng thống Obama, người đã có chuyến thăm Estonia vào năm 2014, và giới chỉ huy NATO là những người được nhắc đến nhiều nhất.

Tuy nhiên, hiện tại, giới chức các nước đang có một mối quan tâm khác: Tổng thống mới của Ba Lan Andrzej Duda.

Việc lựa chọn Estonia cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình, Tổng thống Duda chính thức lên kế hoạch cho một sáng kiến mới, trong đó Ba Lan sẽ dẫn đầu các nước cho sự hiện diện vĩnh viễn của quân đội NATO dọc theo biên giới phía đông của Liên minh châu Âu, nhằm chống lại Moscow.

Ông Duda mà một trong những nhà lãnh đạo Ba Lan theo đuổi chính sách cứng rằng với Nga, mặc dù không có nhiều người thành công trước đó.

Nên thay vì tiếp tục kế hoạch của giới lãnh đạo tiền nhiệm, tổng thống mới đang tìm cách tiến hành các hoạt động ngoại giao song phương, qua đó củng cố khối quân sự phía đông của NATO trước một hội nghị thượng đỉnh quan trọng ở Warsaw vào năm tới.

Nhưng kế hoạch của ông Duda có nguy cơ kích thích một phản ứng từ phía Nga, gây ra bất ổn bên trong châu Âu. Các chuyên gia phân tích cho rằng, kế hoạch của tổng thống Ba Lan thực chất là một nước cờ mạo hiểm, có thể khiến mối quan hệ giữa Moscow và Warsaw trở nên tồi tệ hơn.

Theo một cuộc thăm dò của Viện CBO đưa ra cách đây 3 tuần, 37% số người được hỏi cho rằng Ba Lan trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông Duda, quan hệ với Nga trở nên tồi tệ hơn, và chỉ 13% người nghĩ rằng hai bên sẽ nhanh chóng cải thiện mối quan hệ.

“Kiểm soát an ninh thông qua việc tăng cường sức mạnh quân sự của NATO ở sườn phía đông chắc chắn sẽ kích hoạt các phản ứng từ Nga.

Đồng thời, bất ổn cũng có thể lan rộng trên toàn châu Âu,” Tomasz Szatkowski, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ba Lan (NCSS), cho biết. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng một số người trong khu vực muốn “vực dậy vai trò của Ba Lan tại Trung - Đông Âu”.

Các phương tiện truyền thông đưa tin, chuyến đi của ông Duda đến Estonia là nhằm kỷ niệm Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, được ký kết vào ngày 23.8.1939.

Trong khi đó, Krzysztof Szczerski, cố vấn chính sách đối ngoại của Duda cho biết chuyến đi đánh đầu “một chiến dịch ngoại giao lớn…tăng cường sự hiện của NATO bên trong khu vực và kiểm soát an ninh ở Trung Âu. Estonia là quốc gia đầu tiên trong kế hoạch xây dựng chuỗi hợp tác”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại