Tình báo Mỹ “căng thẳng” trước ngày Quốc khánh 4/7

Trung Hiếu |

Trước ngày Quốc Khánh, Tình báo Mỹ lo ngại về nguy cơ khủng bố chống lại nước Mỹ.

Mới đây hai cơ quan tình báo cấp trung ương của Mỹ là Bộ An ninh Nội địa (DHS) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đưa ra bản tin tình báo chung để cảnh báo cả dân chúng Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật địa phương của nước này phải cảnh giác cao trước các mối nguy từ các phần tử Hồi giáo cực đoan nói chung và tổ chức tự xưng (IS) nói riêng.

tinh bao my

Cảnh sát Anh tham gia huấn luyện chống khủng bố. Vừa rồi nhiều công dân Anh đã bị khủng bố giết chết (ảnh: Newscom)

Cũng mới chỉ gần đây ngay trên đất Mỹ, giới chức nước này đã phá tan nhiều âm mưu khủng bố “lấy cảm hứng” từ tổ chức IS, trong đó có các âm mưu dùng các loại vũ khí khác nhau từ dao, đến mìn tự chế bằng nồi áp suất, nhằm vào các cảnh sát địa phương và nhân viên FBI.

Số người Mỹ theo tư tưởng IS, gia nhập IS và hình thành ý đồ tiêu diệt quân nhân và cảnh sát Mỹ tăng dần theo thời gian.

Theo cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell, “trong 12 tháng qua có khoảng 50 người bị bắt ở Mỹ vì đã bị IS nhồi nhét tư tưởng cực đoan; những người này muốn sang Trung Đông chiến đấu cho IS hoặc nếu ở lại Mỹ sẽ tiến hành tấn công khủng bố”.

Trong khi đó bên ngoài lãnh thổ Mỹ vừa nổ ra 3 vụ tấn công khủng bố gần như đồng thời ở 3 nước là Tunisia, Kuwait và Pháp.

Trong vụ tấn công Tunisia, một lượng lớn công dân Anh bị giết hại. IS đã nhận trách nhiệm về cả 3 vụ tấn công này.

Các lực lượng khủng bố thường tổ chức gây án vào các ngày lễ đặc biệt nhằm gây tiếng vang. Ngày 4/7 Quốc khánh Mỹ đương nhiên  là một thời điểm nhạy cảm.

Hơn nữa, năm nay (2015) nó rơi vào đúng dịp “kỷ niệm” tròn một năm IS nâng cấp thành một “” vắt qua lãnh thổ 2 quốc gia là Syria và Iraq.

Đồng thời ngày 4/7 nằm gọn giữa tháng Ramadan năm nay.

Trên thực tế IS đã ra lời kêu gọi mọi người Hồi giáo trên toàn cầu hãy tấn công vũ trang các kẻ thù của IS trong tháng Ramadan của người Hồi giáo, từ ngày 17/6 đến 17/7.

Đối thủ khó chống

Đối thủ khủng bố của Mỹ nay khác trước rất nhiều.

Chúng đã có “nhà nước” riêng (IS), có mạng lưới ủng hộ toàn cầu, thành thạo về công nghệ thông tin và internet, biết khai thác sức mạnh của công nghệ liên lạc mới để phô trương thanh thế và chiêu mộ người.

Không những vậy, chúng còn được hưởng lợi lớn từ sự chia rẽ và khủng hoảng ở Trung Đông (sau cơn lốc Mùa Xuân Arab) và cuộc nồi da nấu thịt ở từ năm 2011.

Một lính đặc nhiệm Tunisia đứng gác ở thủ đô hôm 29/6 sau một tấn công khủng bố ở nước này khiến gần 40 du khách, bao gồm chủ yếu người Anh, thiệt mạng (ảnh: UPI)

Một lính đặc nhiệm Tunisia đứng gác ở thủ đô hôm 29/6 sau một tấn công khủng bố ở nước này khiến gần 40 du khách, bao gồm chủ yếu người Anh, thiệt mạng (ảnh: UPI)

Bản thân sự ra đời của IS với quy mô như hiện nay đã truyền cảm hứng mạnh cho các phần tử Hồi giáo cực đoan ở các nơi khác ngoài lãnh thổ Iraq và Syria.

Các thắng lợi của IS trên chiến trường càng gây thêm hưng phấn cho các phần tử đó.

Mỹ đối mặt đồng thời với cả nguy cơ “sói đơn độc” tấn công riêng lẻ cũng như các cuộc tấn công có sự phối hợp tổ chức giữa các nhóm.

Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ McCaul thừa nhận: “Bây giờ không còn là thời của những kẻ chuyên đưa thư cho bin Laden nữa.

Đây là thế hệ các tên khủng bố dùng internet một cách đầy am hiểu để tấn công phương Tây, xâm nhập vào nhà riêng và các tầng hầm ở Mỹ để cực đoan hóa các cá nhân, biến họ thành các phần tử nằm vùng thực hiện các âm mưu tấn công nước Mỹ”.

Ông này đặc biệt lo ngại IS có thể chiêu mộ người Mỹ từ xa và dùng những tân binh này để đánh Mỹ từ bên trong.

Có thể thấy 3 xu hướng liên quan đến IS: 1- Chúng tuồn người của mình ra các nước khác để phá hoại, 2- Các phần tử thuộc các phái cực đoan tự nguyện đứng dưới lá cờ của IS, và 3- Trước các tuyên truyền của IS, nhiều người đã tự biến đổi theo hướng trở thành các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trước thực tế này, ngành tình báo Mỹ chắc chắn sẽ phải hoạt động cật lực trước và trong ngày lễ 4/7.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson không chỉ cảnh báo về nguy cơ khủng bố mà còn nói rằng bản thân họ cũng phải điều chỉnh các biện pháp an ninh, cả công khai và bí mật, để bảo vệ người dân Mỹ.

Nghị sĩ McCaul đã giới thiệu một dự luật về việc lập một ủy ban chuyên trách cấp liên bang, nằm trong Bộ An ninh Nội địa, với nhiệm vụ chuyên về chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Cựu Giám đốc CIA, Michael Hayden, thì đưa ra một giải pháp mạnh tay hơn. Theo ông, cách phòng thủ tốt nhất là ngay ở Trung Đông để chúng khỏi huênh hoang về các chiến thắng quân sự của mình và tiếp tục lôi kéo người Hồi giáo trên quy mô toàn cầu.

Nhưng có lẽ tình hình sẽ không đơn giản như mong muốn của ông Hayden./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại