Thủ tướng Hy Lạp chỉ trích việc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 bằng một tên lửa “không đối không” hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc máy bay Nga xâm phạm Không phận nước này.
Bộ Tổng tham mưu Nga và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Syria khẳng định rằng chiến đấu cơ Su-24 không hề đi vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, và nó đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Syria.
"Gửi Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu: May mắn thay các phi công của chúng tôi không phải là những người nhanh trí như phi công của các bạn trong việc chống lại người Nga", ông Tsipras đăng trên tài khoản Twitter của mình vào hôm 29/11.
Thủ tướng Hy Lạp tự hỏi làm thế nào mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể bỏ ra hàng tỉ đô la tuần tra và bảo vệ không phận của mình, nhưng không thể quản lý dòng người di cư cho người đi qua ở biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng ta có các hệ thống vũ khí trên không hiện đại nhất, nhưng trên mặt đất, chúng ta không thể bắt những kẻ buôn người, hiện đang làm hại người dân vô tội.
Chúng tôi đã chi hàng tỷ USD vào vũ khí. Nếu các vi phạm không phận của chúng tôi, chúng tôi sẽ chặn các bạn.”, Thủ tướng Hy Lạp đăng trên Twitter.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đáp lại: "Những bình luận về các phi công của ông Tsipras dường như rất không phù hợp với tinh thần của ngày hôm nay. Thủ tướng Alexis: Hãy tập trung vào chương trình nghị sự khả quan của chúng ta".
Vài giờ sau đó, Thủ tướng Hy Lạp đã viết lại: “Chúng ta là đều là láng giềng và chỉ bằng ác thảo luận một cách thân mật mới tìm ra được cách giải quyết vấn đề”.
Ngày 30/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. Theo tài liệu này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quản lý dòng người di cư đến Châu Âu để đổi lấy khoảng 3 tỷ euro viện trợ, đồng thời tái kích hoạt tiến trình hội nhập EU của nước này.
Liên minh châu Âu hiện đang phải vật lộn để quản lý một cuộc khủng hoảng người tị nạn khổng lồ, với hàng trăm ngàn người di cư chạy trốn từ các nước đang xảy ra xung đột và bị phá hủy tại Trung Đông và Bắc Phi, nhằm mong tìm kiếm sự an toàn và chỗ ẩn náu ở châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trạm trung chuyển quan trọng cho những người tị nạn Trung Đông đi về phía Bắc. Khoảng 160.000 người di cư một mình đến Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10, theo Tổ chức Di cư Quốc tế.