Thủ tướng Đức Merkel nói rằng các cuộc họp bốn bên (Nga, Ukraine, Đức, Pháp) về khủng hoảng Ukraine (ban đầu được lên kế hoạch vào hôm 15.1 nhưng sau đó bị hoãn lại), vẫn có thể diễn ra trong tương lai.
"Chúng tôi chưa sẵn sàng, nhưng chúng tôi sẽ giúp nối lại cuộc họp bằng tất cả sức mạnh của mình", bà nói.
Tuy nhiên, bà Merkel không nói khi nào cuộc họp có thể được tổ chức trở lại vì đánh giá rằng nó phụ thuộc vào ý chí của tất cả các bên.
Trước đó, cuộc họp dự kiến tổ chức tại Astana, thủ đô của Kazakhstan, đã bị hoãn lại do sự khác biệt đáng kể trong quan điểm các bên.
Chuyện này cũng không có gì mới, chỉ khác là lần này thủ tướng Đức nói thẳng với lãnh đạo NATO.
Cần nhớ, ngay sau khi cuộc họp 4 bên cấp ngoại trưởng tại Berlin thất bại, văn phòng báo chí phủ Tổng thống Ukraine cho biết, ông Poroshenko đã gọi điện cho bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande để khẳng định sự cần thiết việc phải tổ chức một cuộc họp của Nhóm Liên lạc về Ukraine trong tương lai gần.
Khi đó, bà Merkel và ông Hollande đã nhất trí rằng việc tổ chức một cuộc họp của Nhóm Liên lạc để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine trong vòng vài ngày tới là cần thiết.
Ngoài ra, các bên cũng cho biết họ đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán đa diện hơn nữa theo định dạng "Normandy" (Nga, Ukraine, Pháp, Đức) tại một thời điểm thích hợp.
Điều này cũng đồng nghĩa là lãnh đạo Đức cũng như Pháp chưa hề bỏ cuộc trong việc tìm lại cuộc họp 4 bên đã mất tại Kazakhstan.
Cả Đức và Pháp đều rất muốn có một châu Âu ổn định và đặc biệt là mối làm ăn tốt với Nga do họ có thị trường béo bở tại đây.
Trong khi đó, NATO do Mỹ chỉ huy lại luôn có quan điểm cứng rắn với Moscow và chỉ ngừng tạo áp lực với Nga cho đến khi Moscow quỵ gối.
NATO và Mỹ rất muốn châu Âu đặc biệt là đầu tàu Đức ủng hộ tuyệt đối quan điểm của họ.
Do vậy, việc Đức tiếp tục ý định tìm kiếm đối thoại với Nga kể cả khi cuộc họp 4 bên đổ vỡ sẽ khiến NATO khó vui.