Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga: Luật pháp quốc tế đã bị hiểu sai?

Anh Tuấn |

Một luật sư người Australia cho biết, vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga cũng như phản ứng của NATO cho thấy Mỹ và các đồng minh đã biện minh bằng cách trích dẫn sai luật pháp quốc tế.

Sau khi máy bay chiến đấu của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, Ankara biện minh rằng, theo Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc, một quốc gia có thể tự vệ trong trường hợp nước này bị tấn công vũ trang.

Tuy nhiên, luật sư Úc James O’Neill nói rằng, luật này chưa chắc có thể được áp dụng trong vụ việc lần này.

“Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc quy định rằng một quốc gia có quyền tự vệ chống lại một cuộc tấn công quân sự. Nhưng hành động đáp trả cũng phải tương xứng với mức độ đe dọa của vụ tấn công”, ông O’Neill giải thích.

“Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ không bị các máy bay tiêm kích của Nga tấn công, và cũng không có bằng chứng nào cho thấy họ có ý định oanh kích lãnh thổ nước này”, luật sư người Úc nhấn mạnh.

Như vậy theo ông O’Neill, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay tiêm kích của Nga, cho dù nó chỉ tiến vào không phận của nước này có 17 giây là không đủ cơ sở pháp lý.

Không nhưng thế, chi tiết lực lượng nổi dậy người Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria bắn chết một trong hai phi công thoát ra khỏi máy bay cũng đươc ông nhắc đến.

“Một trong những lời biện hộ của Mỹ cho việc phi công Nga bị quân nổi dậy người Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết đó là họ ‘có quyền tự bảo vệ mình’”, vị luật sư cho biết.

Ông O’Neill trích dẫn Điều 42 của Hiệp định Geneva năm 1949 và Quy tắc I trong bản sửa đổi năm 1977 rằng: “Thứ nhất, không ai được phép tấn công người thoát khỏi máy bay gặp nạn khi đang tiếp đất bằng dù.

Thứ hai, khi đã đáp xuống khu vực thuộc sự kiểm soát của bên đối lập, người thoát thân cần phải được trao cơ hội đầu hàng”.

Chiếc Su-24 của Nga bị bắn cháy trên bầu trời Syria.
Chiếc Su-24 của Nga bị bắn cháy trên bầu trời Syria.

Vị luật sư nhấn mạnh, viên phi công người Nga bị sát hại đã không có cơ hội trên. Nguyên nhân ông nêu ra hiệp định này là bởi cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Mỹ đều đã ký kết và thông qua nó.

Ông O’Neill cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, sẽ không gây xung đột với Nga “trừ phi có sự ủng hộ từ chính phủ Mỹ”.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria được thực hiện nhằm đáp lại yêu cầu từ phía chính phủ Syria. Sau hai tháng, Nga đã phá hoại nhiều địa điểm quan trọng của tổ chức khủng bố, trong khi đó những nỗ lực hỗ trợ quân nổi đậy của các nước phương Tây không đạt được kết quả mong đợi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại