“Người Kurd không thể mãi bắt tay cả Nga và Mỹ”
Một diễn biến đáng chú ý tại Syria trong thời gian gần đây là việc Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd(YPG) đang mở rộng vùng đất của mình.
Bất chấp việc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu tuyên bố nước này không cho phép Azaz rơi vào tay YPG, lực lượng này vẫn tiếp tục tiến quân, giành được quyền kiểm soát Tell Rifaat từ tay IS, nằm ngay phía nam Azaz, nhờ sự hỗ trợ công khai lần đầu tiên của không quân Nga.
Bên cạnh đó, YPG cũng phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – do Mỹ hậu thuẫn, giành quyền kiểm soát Marea và thẳng tiến về phía đông.
Diễn biến trên đã tạo ra một tình huống “bất thường”, khiến Thổ Nhĩ Kỳ “đứng ngồi không yên”: YPG vừa được Mỹ yểm trợ từ phía đông, vừa được Nga yểm trợ từ phía Tây.
Vào lúc này, nhà bình luận Metin Gurcan cho rằng, YPG đang đứng trước 2 lựa chọn: Theo Mỹ hay Nga.
Nếu YPG chọn Nga thì có thể mở rộng vùng đất Afrin về phía Đông và nối liền 2 khu vực khác mà mình đang kiểm soát là Kobani và Jazeera.
Nhờ đó, người Kurd sẽ có được một hành lang nối từ Thổ Nhĩ Kỳ tới phần còn lại của khu vực chủ yếu là người Sunni sinh sống ở Syria.
Tất nhiên, đây sẽ là một cơn ác mộng cho những người Hồi giáo dòng Sunni do Ankara và Ả Rập Xê-Út dẫn đầu, với sự hẫu thuận của Qatar và Bahrain.
Một lựa chọn khác của YPG: mở rộng theo trục đông-tây dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, tập trung tấn công vào thành trì Raqqa của IS.
Trong trường hợp này, chắc chắn YPG sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của SDF, song nó cũng đòi hỏi phải "dẹp" phe đối lập vũ trang dòng Sunni, đặc biệt là xung quanh Aleppo, và đạt được một vài thoả thuận nào đó với Nga và Assad.
Nhiều người cho rằng, đây chính là điều mà Mỹ đang cố gắng đạt được.
Đối với Ankara, việc liệu YPG có thể duy trì sự hợp tác đồng thời với cả Mỹ và Nga hay không là điều mà Ankara là một vấn đề quan trọng, đang được nước này theo dõi rất thận trọng.
Một bộ phận quan chức ở Ankara vẫn tin rằng, nỗ lực bắt tay với cả Nga và Mỹ của YPG là một động thái mang tính chiến thuật và nhất thời, không thể tồn tại trong một thời gian dài.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn có thể quay lại Syria
Ankara cho rằng, sau khi mất chỗ đứng sau vụ bắn hạ máy bay Nga Su-24, nước này có thể quay lại "bàn cờ" Syria theo 2 cách.
Thứ nhất, dẫn đầu "lực lượng không quân Sunni chống IS".
Nếu có thể thuyết phục được Washington, Ankara sẽ có thể huy động lực lượng không quân dòng Sunni đang hoạt động bên trong lãnh thổ Syria, với sự tham gia của Ả Rập Xê-Út và Qatar.
Hiện nay, 6 chiếc F-15 của Ả Rập đang tham gia cuộc huấn luyện phối hợp tác chiến trên không và trên bộ với phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại trung tâm đào tạo không chiến ở Konya.
Tới cuối tháng 2, 20 chiếc F-15 dự kiến sẽ tới Căn cứ không quân Incirlik. Hiện đã có những thông tin rằng máy bay của Qatar cũng tới Incirlik, song chưa chính thức đi vào hoạt động.
Liệu lực lượng không quân Sunni của Thổ Nhĩ Kỳ có thể phối hợp với Ả Rập Xê-Út và Qatar nhằm tiến hành chiến dịch chung ở Syria hay không?.
Đó là câu hỏi mà Mỹ phải trả lời, bởi lực lượng không quân người Sunni sẽ nằm trong kế hoạch B của Washington trong trường hợp đàm phán chiến lược với Nga đổ vỡ.
Lực lượng này cũng đóng vai trò không thể thiếu trong các cuộc tấn công nhằm vào IS ở Raqqa và Deir ez-Zor. Ankara và Riyadh đang sốt ruột chờ đợi Mỹ cho phép tấn công IS - đồng nghĩa với việc mở cho họ cánh cửa tới Syria.
Một công cụ khác của Ankara nhằm tác động tới tiến trình ở Syria là triển khai 155 bích kích pháo ở biên giới gần Kilis, có khả năng bắn tại Azaz và Marea, cách biên giới khoảng 10 dặm.
Ankara đang lên kế hoạch triển khai thêm vũ khí này dọc khắp biên giới, kéo từ khu vực do đảng Liên minh dân chủ người Kurd (PYD) tại Kobani, Tell Abyad và Qamishli.
Như vậy, Ankara sẽ có thể "thọc sâu" 25 dặm vào Syria.
Tuy nhiên, việc hội đồng Bảo An LHQ mới đây kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng pháo kích vào Syria có thể phá vỡ kế hoạch này.
Cách thứ hai: Thông qua Ả Rập Xê-Út.
Hai học giả Ả Rập chia sẻ với ông Gurcan rằng rằng, cách duy nhất để loại Nga, gây áp lực cho lực lượng không quân của Assad và "cứu Aleppo" là Ả Rập ngay lập tức triển khai tên lửa Stinger, tên lửa MANPADS tới Syria.
Cũng theo họ, đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là Mỹ cần phải thông qua đề nghị này.
Tuy vậy, hiện nay, có 3 lỗ hổng về cấu trúc khiến Thổ Nhĩ Kỳ không thể đánh giá chính xác và thông minh những tiến triển ở Syria.
Đầu tiên là việc lấy Syria ra để tuyên truyền chính trị nội bộ, nhằm gieo vào đầu người dân về chiến thắng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ hai là việc giới học giả và quan chức cấp trung thường có xu hướng trình bày tình hình theo cách mà họ nghĩ nó nên diễn ra, thay vì nhìn mọi thứ ở "thì hiện tại".
Thứ ba, Ankara dường như không thể nào thoát khỏi nỗi sợ hãi Assad và người Kurd ở Syria. Vì vậy, họ càng đưa mình gần hơn với người Sunni và tăng cường hợp tác cùng Ả Rập.
Khi YPG tấn công IS, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể trực tiếp nã pháo vào lực lượng này. Còn nếu YPG và phe đối lập Syria cùng xuất hiện trên một chiến trường, thì đó sẽ là thất bại cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ và là chiến thắng của Nga, ông Gurcan kết luận.