7h tối (giờ Việt Nam), tất cả mọi múi giờ trên khắp thế giới đã chính thức nói lời chia tay với năm cũ 2015, để bước sang năm mới 2016!
Mỹ
Tính đến 4h chiều (giờ Việt Nam), các múi giờ còn lại của phần lục địa nước Mỹ cũng đã bước sang năm mới 2016. Hiện chỉ còn bang Hawaii cùng các đảo quốc nhỏ phía Tây Bán Cầu vẫn chưa được tận hưởng khoảnh khắc giao thừa.
New York và khu vực múi giờ phía đông nước Mỹ (ET, GMT-5) đã chính thức bước sang năm mới 2016 vào lúc 12h trưa nay (giờ Việt Nam).
Như thông lệ, hơn 1 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Quảng trường Thời đại ở New York để đón chờ khoảnh khắc giao thừa, khi quả cầu được thả từ trên nóc tòa nhà One Times Square.
Dưới nền nhạc ca khúc bất hủ New York, New York của nam danh ca huyền thoại Frank Sinatra, người dân nhảy múa ăn mừng nhân dịp năm mới đến. Quan trọng hơn, cảnh sát New York đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sự kiện này.
Khoảnh khắc giao thừa tại Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ.
Nụ hôn nhân khoảnh khắc giao thừa. Ảnh: Reuters
Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt. Ảnh: AP
Khoảnh khắc quả cầu được thả từ nóc tòa nhà One Times Square
Anh, Pháp,...
Pháo hoa trên bầu trời Big Ben. Ảnh: Getty
Màn trình diễn hoành tráng tại London Eye. Ảnh: AP
Người dân Paris chào đón năm mới 2016 trong nỗi lo khủng bố. Ảnh: AFP
Tại Paris, màn pháo hoa truyền thống mừng năm mới đã bị hủy, và thay vào đó là một đoạn video biểu diễn kéo dài 5 phút tại Khải Hoàn Môn trước khoảnh khắc giao thừa. Hình ảnh từ đoạn video này được trình chiếu trên các màn hình dọc đại lộ Champs-Elysees.
Thị trưởng Paris, bà Anne Hidaldo, cho biết đoạn video này được thực hiện nhằm gửi gắm thông điệp rằng "Paris vẫn đứng vững, vẫn tự hào với cuộc sống tại đây, và đang tiến bước cùng nhau".
Trước đó, trong bài phát biểu đầu năm, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước mình "vẫn chưa xong với khủng bố". Ông và nước Pháp đón năm mới 2016 chỉ 6 tuần sau khi các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện hàng loạt các vụ tấn công khủng bố tại Paris, khiến 130 người thiệt mạng.
Đức, Hy Lạp, Scotland,...
Khoảnh khắc giao thừa đã đến với các quốc gia Tây Âu, với những màn pháo hoa hoành tráng được thực hiện tại các thủ đô Berlin, Athens, hay Edinburgh.
Pháo hoa trên bầu trời Cổng Brandenburg, Đức. Ảnh: Getty
Pháo hoa trên bầu trời đền Panthenon, thủ đô Athens, Hy Lạp. Ảnh: AFP
Người dân Scotland chào đón năm mới 2016 tại thủ đô Edinburgh. Ảnh: PA
Đáng nói là tại thành phố Munich (Đức), chỉ vài giờ trước khoảnh khắc giao thừa, cảnh sát tại đây đã phải phong tỏa hệ thống tàu điện ngầm do thông tin về một vụ tấn công khủng bố. Người dân đã được lệnh sơ tán và tránh đám đông.
Nga
Vào lúc 4h sáng nay (giờ Việt Nam), thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã chính thức bước sang năm mới 2016.
Nước Nga đã chào đón thời khắc giao thừa bằng một màn pháo hoa vô cùng hoành tráng trên bầu trời điện Kremlin.
Pháo hoa tại Moscow
Ngoài ra, theo thông lệ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã có bài phát biểu mừng năm mới gửi đến toàn thể người dân xứ sở Bạch Dương.
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia...
[Video] Thái Lan bắn pháo hoa đón năm mới 2016
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và Lào đã cùng bước vào năm 2016.
Thái Lan đã không để những đe dọa khủng bố trong năm 2015 ảnh hưởng tới hoạt động mừng năm mới 2016.
5.000 cảnh sát đã được triển khai ở khu vực Đền Erawan tại thủ đô Bangkok, nơi xảy ra vụ đánh bom hồi tháng 8.
10.000 người đã tham gia chương trình nhạc sống và đếm ngược đón giao thừa ở xung quanh khu vực này.
Ở Indonesia, nhà chức trách hồi tuần trước phá vỡ một âm mưu tấn công nhằm vào các quan chức chính phủ của những thành phần Hồi giáo cực đoan và huy động 150.000 cảnh sát cùng quân nhân bảo vệ các nhà thờ, sân bay cũng như các địa điểm công cộng đón năm mới.
Hơn 9.000 cảnh sát được triển khai tại Bali, địa điểm xảy ra vụ khủng bố làm chết 202 người năm 2002.
Còn tại Việt Nam, nhiều hoạt động nghệ thuật cùng các chương trình Countdown được tổ chức ở Hà Nội và TP. HCM.
Bản đồ trực tuyến thể hiện những khu vực đã bước sang năm 2016. Nguồn: timeanddate.com
Ảnh: Nam Nguyễn
Ảnh: Nam Nguyễn
Mối đe dọa khủng bố không làm đường phố Bangkok bớt đông đúc trong đêm giao thừa
Philippnes, Singapore...
Cùng thời điểm với Trung Quốc, còn có 12 khu vực khác trên thế giới đón năm mới 2016, trong đó có Philippines.
Ở Philippines, trong đêm giao thừa, người dân ăn 12 quả hình tròn để cầu (tượng trưng cho đồng xu) để mong sự may mắn, thịnh vượng.
Còn ở Singapore, ca sĩ người Mỹ Adam Lambert khuấy động chương trình đếm ngược đón năm mới ở Vịnh Marina, bên cạnh màn trình diễn pháo hoa kéo dài 8 phút.
Bắn pháo hoa ở Vịnh Marina, Singapore
Trung Quốc
[Video] Pháo hoa đón năm mới ở Đài Loan và Hồng Kông
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan chính thức bước vào năm 2016 lúc 23h00 (giờ VN).
Ở Đài Loan sẽ có màn pháo hoa chào năm mới tại tòa tháp 101 Tower, Đài Bắc.
Còn tại Hồng Kông, màn bắn pháo hoa 8 phút sẽ diễn ra tại Vịnh Victoria như truyền thống hàng năm. Bên cạnh các hoạt động theo kiểu bản địa, Hồng Kông cũng tổ chức chương trình đếm ngược 60 giây đến giao thừa theo cách của Mỹ.
Khi đồng hồ điểm 0h, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn, và nhân vật chính của Hồng Kông năm nay là nhóm nhạc thần tượng Nhật Bản Super Girls.
Dù đã bước sang năm 2016, nhưng phải đến ngày 10/2, Trung Quốc mới thực sự đón năm mới chính thức của mình theo Âm lịch.
Bắn pháo hoa ở tháp 101, Đài Bắc, Đài Loan
Người dân Hồng Kông xem bắn pháo hoa ở Vịnh Victoria
Các nghệ sĩ biểu diễn trong nhạc hội mừng năm 2016 tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Rex
Triều Tiên
[Video] Một phần chương trình đón năm mới trên truyền hình Triều Tiên
Kể từ ngày 15/8 vừa qua, Triều Tiên đã áp dụng múi giờ mới "Giờ Bình Nhưỡng", lùi 30 phút so với múi giờ sử dụng hơn một thế kỷ qua do Nhật Bản thiết lập. Vì vậy, nước này lần đầu tiên đón năm mới chậm hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, vào lúc 22h30 (giờ VN).
Ở Triều Tiên, vào ngày 1/1, những người "hậu bối" sẽ đến chúc tết nhà các bậc trưởng bối và nhận được tiền lì xì đầu năm.
Những người "ngang vai vế" khi gặp mặt sẽ chúc nhau "năm mới nhiều phúc".
Nhật Bản, Hàn Quốc chính thức bước sang năm 2016
[Video] Thả bóng bay đón năm mới ở Nhật Bản
[Video] Nghi thức đánh chuông mừng năm mới ở Seoul, Hàn Quốc
Tokyo, Seoul và Bình Nhưỡng đã cùng đón năm 2016 vào lúc 22h00 (giờ VN).
Bước sang năm mới, người dân Nhật Bản thường mặc trang phục Kimono truyền thống để đi lễ ở chùa, miếu hay thần điện.
Chuông lớn tại các chùa, miếu của Nhật sẽ vang lên 108 tiếng lớn, tượng trưng cho 108 tâm nguyện của mỗi người trong năm mới.
Trong khi đó, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đón năm mới với nghi thức đánh chuông truyền thống ở tháp chuông Bosingak. Đây là nghi thức đã được quốc gia này duy trì kể từ năm 1953.
Chiếc chuông lớn được 11 người, bao gồm Thị trưởng Seoul Park Won Soon, cùng đánh 33 lần.
Người dân Hàn Quốc chụp ảnh bắn pháo hoa từ Công viên hòa bình Imjingak, Paju. Ảnh: Getty
Đón năm mới ở Hàn Quốc
Hình ảnh người dân đi lễ đầu năm ở ngôi chùa Otsuka, Tokyo. Ảnh: Instagram
Mọi người thả bóng bay đón năm mới ở một khách sạn trước khu vực tháp truyền hình Tokyo. Ảnh: Reuters
Người dân Nhật Bản tập trung ở ngôi chùa cổ 1200 năm tuổi tại thủ đô Tokyo để đón năm mới.
Australia
[Video] Chương trình pháo hoa nổi tiếng trên cảng Sydney, Australia đón năm 2016
Xứ sở nổi tiếng với những chú kangaroo và nhà hát Sydney đã chào đón năm 2016 lúc 20h00 (giờ VN).
Ở Sydney, năm mới khởi đầu bằng màn bắn pháo hoa với quy mô cực lớn. Hàng triệu người quy tụ tại cảng Sydney để quan sát tiết mục trứ danh này của Australia.
Tại các địa phương khác, các màn biểu diễn pháo hoa được tổ chức với quy mô nhỏ hơn.
Đối với nhiều người Australia, năm mới thậm chí đã "bắt đầu" từ buổi tiệc trong tối giao thừa.
Người dân nước này cũng tranh thủ dịp năm mới để về nhà tận hưởng nốt kỳ nghỉ hè, hay ở bên gia đình.
Ảnh: Sydney Morning Herald
Ảnh: Sydney Morning Herald
Pháo hoa rực rỡ ở cảng Sydney. Ảnh: Getty Images
Người dân và du khách cắm trại ở khu vực cảng Sydney từ nhiều ngày để chờ đợi tiết mục bắn pháo hoa đón năm 2016. Ảnh: Sydney Morning Herald
New Zealand
[Video] Pháo hoa mừng năm mới ở Sky City Tower, Auckland, New Zealand
New Zealand đã chính thức bước vào ngày 1/1/2016 vào lúc 18h00 (31/12, giờ VN).
Đảo quốc này nổi tiếng với tòa tháp Sky Tower ở thành phố Auckland.
Vào thời điểm năm mới, ở nước này đang là mùa hè, và người dân nơi đây thường có những chuyến du lịch xa nhà.
Người dân New Zealand cũng thăm họ hàng, bạn bè và tham gia các sự kiện đầu năm như ngày lễ hội đua ngựa, hội chợ mùa hè... Đặc biệt, cricket là môn thể thao mà mọi người rất yêu thích trong những ngày nghỉ lễ.
Pháo hoa đón năm mới 2016 ở Vỉnh Hawkes, New Zealand. Ảnh: New Zealand Hearald
Pháo hoa ở tòa nhà Sky Tower, Auckland. Ảnh: GETTY IMAGES
Người dân tụ tập ở trung tâm thành phố Auckland để đón năm mới. Ảnh: New Zealand Hearald
Kiribati, Samoa đón năm 2016 đầu tiên
Nằm ngay ở phía Tây của Đường đổi ngày quốc tế (IDL), Samoa và Kiribati - 2 hòn đảo ở Thái Bình Dương - là những địa điểm đầu tiên bước sang năm 2016, vào lúc 17h00 ngày 31/12 (giờ Việt Nam).
Người dân Kiribati được biết đến với điệu nhảy Fregata minor truyền thống, mô phỏng hình tượng chim Frigate, con vật biểu tượng của đảo quốc này.
Khi nhảy, người Kiribati thường đứng hoặc ngồi yên một chỗ và chỉ cử động tay và đầu. Cười nói lúc nhảy cũng được cho là bất lịch sự. Đó là vì nguồn gốc của điệu nhảy này không phải một hình thức giải trí mà là một cách trò chuyện của người nhảy.
Chậm hơn Kiribati và Samoa 15 phút, các hòn đảo thuộc quần đảo Chatham của New Zealand cũng đã đón năm 2016 vào lúc 17h15 (giờ Việt Nam).
Hình ảnh đảo Kiritimati chụp ở trên cao.