Mỹ sẽ hủy Hội nghị thượng đỉnh NATO để “dằn mặt” Ba Lan?

Đức Dũng |

Theo kế hoạch, Hội nghị Thượng đỉnh NATO lần tới sẽ được tổ chức trong mùa hè năm 2016 ở Warsaw, Ba Lan.

Tuy nhiên, nhiều khả năng hội nghị này sẽ không thể diễn ra vì sự thay đổi trong chính sách của Ba Lan thời gian gần đây.

Washington hiện đang cố gắng tìm một lý do nào đó để Hội nghị Thượng đỉnh NATO không thể diễn ra.

Điều này sẽ giúp Washington gián tiếp “bắn” tín hiệu cảnh báo Ba Lan rằng những hành động của Chính phủ nước này có thể sẽ gây ra tổn hại đến quan hệ với Mỹ.

Nhận định trên do cựu Ngoại trưởng và hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Ba Lan Grzegorz Schetyna đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền thanh Radio Zet.

Theo kế hoạch, Hội nghị Thượng đỉnh NATO lần tới sẽ được tổ chức trong mùa hè năm 2016 ở Warsaw, Ba Lan.

Tuy nhiên, nhiều khả năng hội nghị này sẽ không thể diễn ra vì sự thay đổi trong chính sách của Ba Lan thời gian gần đây.

Cách đây không lâu, tạp chí Mỹ Washington Post đã lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama “gây áp lực” lên chính quyền Ba Lan và cảnh báo nước này rằng “những hành động của họ có thể làm tổn hại đến các mối quan hệ với Washington”.

“Chúng tôi khá quan ngại vì nhận được những tín hiệu cho thấy rằng người Mỹ đang tìm kiếm các lý do để Hội nghị Thượng đỉnh NATO không thể diễn ra tại Warsaw.

Nếu như tìm thấy, khả năng này (hủy hội nghị) hoàn toàn có thể xảy ra”- ông Grzegorz Schetyna nhận định.

Theo Grzegorz Schetyna, Ba Lan phải nỗ lực hết sức để có thể tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh NATO vì hội nghị lần tới sẽ là diễn đàn quan trọng để thảo luận các khả năng “mở rộng sang phía Đông” của NATO.

Những sự kiện gần đây tại Ba Lan đang thu hút sự chú ý không chỉ của EU mà còn của cả Mỹ.

Trước đó, tờ Gazeta Wyborcza cho biết rằng “Tổng thống Obama đã hủy bỏ cuộc gặp với Tổng thống Andrzej Duda và cho biết việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7.2016 vẫn chưa được xác định”.

Trong thời gian thăm Ba Lan vào năm 2014, Tổng thống Mỹ Obama đã lấy Ba Lan làm ví dụ để các nước Trung và Đông Âu “nhìn vào đó mà học tập”.

Tuy nhiên, sau khi đảng cực hữu Ba Lan giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua ở Ba Lan, chính sách của nước này đã có những thay đổi không nhỏ theo chiều hướng bài phương Tây.

Chính vì vậy, hiện “Mỹ lại phải chỉ cho chính quyền mới ở Ba Lan biết sự cần thiết phải tuân thủ các giá trị nền tảng của phương Tây”- tờ báo nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại