Thập đại mỹ nhân thà chết không chịu nhục thời Cách mạng Văn hóa

Phạm Ninh |

Họ đều là những phụ nữ xinh đẹp và tài năng, nhưng Cách mạng Văn hóa bùng nổ ở Trung Quốc khiến họ bị hãm hại tàn khốc, và cuối cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát.

1. Lý Thúy Trinh

Bà Lý Thúy Trinh, sinh năm 1910, người Nam Hối, Thượng Hải.

Bà Lý Thúy Trinh, sinh năm 1910, người Nam Hối, Thượng Hải.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa (CMVH), bà phải chịu đựng sự sỉ nhục to lớn.

Các Hồng vệ binh ép bà phải bò dưới đất chui qua gầm bàn, và dùng mực bôi đen khắp mặt.

Là với một người coi nhân cách và phẩm giá quan trọng hơn tính mạng, sự sỉ nhục này còn khó chấp nhận hơn cả cái chết.

Năm 1966, Lý Thúy Trinh không thể chịu đựng sự nhục nhã và kiên quyết kết thúc cuộc đời bằng cái chết thanh cao.

Bà mặc bộ quần áo đẹp nhất, trang điểm cẩn thận, sau đó mở bình gas...

2. Cố Thánh Anh

Bà Cố là nữ nghệ sĩ piano nổi tiếng, năm 1958 tham gia cuộc thi âm nhạc quốc tế Geneva lần thứ 14 và giành được giải thưởng cao nhất dành cho nữ.

Bà Cố Thánh Anh, sinh năm 1919, người Bắc Kinh, dân tộc Mông Cổ.

Bà Cố Thánh Anh, sinh năm 1937, người Vô Tích, Giang Tô.

Năm 1960, bà tham gia cuộc thi Chopin Piano tại Warsaw lần thứ 6 và được đánh giá rất cao.

Cũng trong năm 1960, bà được nhận bằng tốt nghiệp Học viện âm nhạc Trung ương Trung Quốc, nhiều năm liền được bình bầu là thanh niên ưu tú thành phố Thượng Hải, đoàn viên ưu tú Cục Văn hóa.

Năm 1964, bà Cố tham gia cuộc thi Piano quốc tế tại Bỉ và lại giành được giải thưởng lớn.

Ngày 31/1/1967, do bị hành hạ, lăng nhục trong CMVH, Cố Thánh Anh cùng mẹ và em trai tự sát bằng khí gas.

3. Ngôn Tuệ Châu

Ngôn Tuệ Châu sinh năm 1919, người Bắc Kinh, dân tộc Mông Cổ.

Bà Ngôn là nghệ sĩ kinh kịch và côn kịch, con gái nghệ sĩ Ngôn Cúc Bằng, đệ tử của nghệ sĩ Mai Lan Phương và là vợ nghệ sĩ Du Chấn Phi.

Bà từng làm Hiệu phó Trường nhạc kịch Thượng Hải và tham gia diễn xuất trong các vở "Ngọc Đường Xuân", "Du viên kinh mộng"...

Trong thời kỳ CMVH, Ngôn Tuệ Châu bị đấu tố "vô cùng thê thảm". Bà bị đánh đập, tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.

Tối ngày 11/9/1966, Ngôn Tuệ Châu để lại 3 lá thư tuyệt mệnh, sau đó tự vẫn.

4. Tiểu Bạch Ngọc Sương

Sinh năm 1922, tên khai sinh là Lí Tái Văn, biệt danh Phúc Tử, quê gốc ở Sơn Đông. Lên 5 tuổi, bà cùng cha tị nạn từ Thiên Tân đến Bắc Kinh.

Cha mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đem bà bán làm con nuôi cho diễn viên bình kịch nổi tiếng Bạch Ngọc Sương.

Là truyền nhân của bình kịch Bạch phái - do Bạch Ngọc Sương sáng lập, bà được xem như "Thái Sơn - Bắc Đẩu" trong làng bình kịch Trung Quốc thập niên 1950, 1960.

Tại Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc Trung Quốc năm 1950, bà được Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp kiến.

Ngày 21/12/1967, Tiểu Bạch Ngọc Sương bị "bè lũ 4 tên" bức hại trong CMVH và bị đánh đập thê thảm.

Về sau, bà uống thuốc ngủ tự tử, hưởng thọ 45 tuổi.

5. Trần Liễn

Trần Liễn sinh năm 1919, người huyện Từ Hi, Chiết Giang, là con gái của Trần Bố Lôi - trợ lý cao cấp của Tưởng Giới Thạch.

Bà gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1939, từng đảm nhận chức Phó giám đốc Sở giáo dục Bộ lâm nghiệp, Ủy viên chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ Trung Quốc.

Ngày 19/11/1967, do bị o ép quá mức, bà Trần nhảy từ tầng 11 tự sát. Khi đó bà 48 tuổi.

6. Trương Cầm Thu

Bà Trương Cầm Thu sinh năm 1904, tên khác là Trương Ngộ. Bà là nữ tướng nổi tiếng của Hồng quân Trung Quốc.

Trong thời kỳ Trường Chinh, Trương Cầm Thu từng làm Chủ nhiệm Cục Chính trị Hồng Tứ Phương Diện Quân, ủy viên Cục Tây Bắc Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sau này, bà đảm nhiệm Bí thư tổ đảng kiêm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp dệt may.

Năm 1968, do bị bức hại tàn khốc nên ngày 22/4, sau khi bị vu khống là "kẻ phản bội", bà Trương Cầm Thu đã nhảy lầu tự sát!

7. Nghiêm Phụng Anh

Sinh năm 1931, người Đồng Thành, tỉnh An Huy, nổi tiếng từ vai chính trong bộ phim "Thiên Tiên Phối".

Thời kỳ CMVH, Nghiêm Phụng Anh bị tố cáo là "nhân vật nghệ thuật đen", "xà nữ tuyên truyền chủ nghĩa phong kiến - tư sản - xuyên tạc", đồng thời bị vu khống là gián điệp của Quốc dân đảng, bị đấu tố kịch liệt.

Bà Nghiêm tự sát đêm 7/4/1968,.

8. Dương Tất

Dương Tất sinh năm 1922, người Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Bà là em vợ tác giả nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư.

Sau khi tốt nghiệp Học viện nữ sinh Aurora, bà ở lại đây dạy học. Về sau, bà Dương thuyên chuyển làm Phó giáo sư tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

Dương Tất chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng "Hội chợ phù hoa (Vanity Fair)" sang tiếng Hoa.

Năm 1968, trong hoạt động "thanh trừ giai cấp trong đội ngũ", bà bị bức hại dẫn đến tự sát.

9. Ngô Tiểu Ngạn

Sinh năm 1954, là con gái nuôi của nhà sử học nổi tiếng Ngô Hàm.

Năm 1966, Ngô Hàm bị buộc tội phản động. Mẹ Ngô Tiểu Ngạn bị đẩy vào trại cải tạo, hai chân bị liệt.

Khi đó, Ngô Tiểu Ngạn mới 12 tuổi một mình chăm sóc người mẹ bệnh tật và em trai.

Do mang tiếng là con gái của kẻ phản động, bà phải hứng chịu sự tàn phá tinh thần và cuộc sống dày vò. Năm 1973, Ngô Tiểu Ngạn bị tâm thần phân liệt.

Mùa thu năm 1975, bà bị công an Bắc Kinh bắt giữ và bị tra tấn dã man, tinh thần tổn thương nghiêm trọng.

Cuối cùng, vì thể xác lẫn tinh thần kiệt quệ và tuyệt vọng, Ngô Tiểu Ngạn tự sát trong bệnh viện tâm thần, ngay trước khi CMVH kết thúc.

10. Thượng Quan Vân Châu

Thượng Quan Vân Châu sinh năm 1920, người Giang Tô, tên thật là Quân Lạc, tự Siêu Quần, biệt danh Á Đệ. Bà cũng được gọi là Vi Á Quân.

Bà là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc, thành viên Hiệp hội điện ảnh, giám đốc điều hành Hiệp hội điện ảnh Thượng Hải, Ủy viên Hiệp thương chính trị Thượng Hải khóa I và II, Thường vụ Hiệp thương chính trị Thượng Hải khóa III và IV .

Năm 1968, trong CMVH, Thượng Quan Vân Châu nhảy lầu tự sát. Một số tài liệu cho biết, do nắm được nhiều thông tin về quá khứ của Giang Thanh, nên bà bị chính người phụ nữ quyền lực này bức hại đến mức phải quyên sinh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại