Giờ, ông Tập hy vọng có thể dùng một số chiến lược như một phần cuộc “khai trừ”, bắt đầu bằng hành động kiềm chế các dấu hiệu giàu có và xa hoa của các “cậu ấm cô chiêu” giới nhà giàu tư nhân TQ.
Theo Trung Ương Thống Chiến Bộ (hay còn gọi là Mặt trận Thống nhất -UFWD), một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải quyết các mối quan hệ với những “thành phần ưu tú” không thuộc đảng, ông Tập muốn từng bước hướng dẫn những “cậu ấm cô chiêu” và các doanh nhân trẻ TQ.
Đây được xem là nỗ lực thay đổi hình ảnh ương bướng và hay vòi vĩnh của họ.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin UFWD được giao nhiệm vụ “hướng dẫn doanh nhân khu vực tư nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm giúp họ nghĩ về nguồn gốc của sự giàu có và cách cư xử sau khi đã trở nên giàu có”.
UFWD cho biết “một số người trẻ giàu có chỉ biết rằng họ giàu, nhưng không biết tiền của họ từ đâu mà ra”.
Tuy nhiên, lý do chính sách này được tiến hành trên thực tế không quá đạo đức như mọi người nghĩ. Các cậu ấm cô chiêu chỉ biết làm thế nào để thể hiện sự giàu có của họ mà lại chẳng biết cách tạo ra tiền.
Nếu hành vi này trở thành vấn đề phổ biến với các doanh nghiệp gia đình, và làm cho hình ảnh tất cả các doanh nghiệp tư nhân trở xấu xí, hay ảnh hưởng đến cách mà xã hội nhìn nhận các doanh nghiệp tư nhân, thì đó không đơn thuần chỉ là một vấn đề kinh tế nữa”.
Số lượng những người giàu có TQ tăng lên đã khiến cho vấn đề tầng lớp thứ bậc trong xã hội cũng gia tăng, và đó là cảnh đã bày ra trong mấy năm gần đây.
Biệt danh “phú nhị đại” được công chúng TQ đặt cho thế hệ con cái của những người giàu có, nổi tiếng kiêu căng và ăn chơi xa xỉ.
Một trong những ví dụ điển hình về hình ảnh xấu của một “phú đại nhị” là vào năm 2010, Li Qiming 22 tuổi đã lái xe quá tốc độ trong khi say rượu ở Baoding, một thành phố thuộc tỉnh Hà Bắc, tông chết một cô gái học trường đại học gần đó.
Li rời khỏi hiện trường tai nạn nhưng sau đó bị cảnh sát bắt giữ.
Lúc bị bắt, Li hét vào cảnh sát: “Tiếp tục đi, kiện tao đi nếu mày dám! Ba tao là Li Gang đấy!"
Li Gang vốn là một lãnh đạo phòng công an địa phương. Câu chuyện về một privilege say xỉn cậy thế con nhà quan sau đó đã lan truyền khắp TQ.
Một trường hợp khác không đến mức nghiêm trọng như vậy nhưng cũng tạo tiếng xấu trong cộng đồng. Ví như năm 2013, tờ Nhật báo Thượng Hải đưa tin về một vụ buôn bán tình dục và dùng ma túy của nhiều nhân vật trẻ giàu có nhất TQ.
Hình ảnh về buổi tiệc của hàng chục người mẫu trẻ và các cậu ấm cô chiêu được phát tán nhanh chóng trên các trang mạng. Những người tham gia buổi tiệc cũng trao đổi với nhau tài khoản ngân hàng của họ, ước lượng đến 600 triệu USD.
Trang blog Người Thượng Hải, một kênh tin tức của Thượng Hải thời điểm đó đã trích đăng một bình luận trên trang Weibo (một trang mạng được xem như Facebook của TQ) rằng “tôi chẳng ngạc nhiên khi nghe về những điều này.
Nhưng thật đáng kinh tởm khi thấy những “phú đại nhị” giàu có và nhàm chán này thể hiện cuộc sống ưa thích của họ theo cách đó”.
Tân Hoa Xã cho biết năm 2014, khoảng 500 doanh nhân trẻ trong 3 năm sau đó sẽ tham dự các chương trình đào tạo để tăng cường lòng trung thành với nước và nâng cao kỹ năng quản lý thông qua các khóa làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.