Sinh viên Trung Quốc và giấc mơ “bát cơm sắt”

Chi Mai |

“Bát cơm sắt” là một cụm từ ám chỉ công việc ổn định ở Trung Quốc. Đối với phần lớn người dân, một vị trí viên chức nhà nước chính là một “bát cơm sắt” lý tưởng. Điều này lí giải tại sao hàng năm luôn có số lượng “khủng” hồ sơ dự thi tuyển công chức.

Theo tờ Nhật báo Trung Quốc,  có hơn 1,4 triệu hồ sơ dự thi tại đợt thi tuyển công chức nhà nước năm 2015 được tổ chức vào hôm 30/11.

Con số này đã giảm hơn so với 1,52 triệu hồ sơ vào năm ngoái. Năm 2015, Trung Quốc tuyển dụng 22.000 vị trí cho các cơ quan, đơn vị nhà nước.

Tính trung bình mỗi ứng cử viên sẽ phải “chọi” 64 người khác để kiếm lấy một “bát cơm sắt”.

Ứng viên tham dự thi tuyển công chức nhà nước năm 2015 tại Nanjing, Trung Quốc.

Động lực để các ứng viên cố gắng có được một công việc nhà nước rất đa dạng, hoặc là mơ ước nghề nghiệp hoặc là do các phúc lợi xã hội và mức lương ổn định mà các công việc này mang lại.

"Tôi rất muốn trở thành một công chức nhà nước.

Công việc đúng với chuyên ngành và nó tạo một nền tảng tốt cho tôi tích lũy kinh nghiệm làm một phiên dịch viên hội nghị ”, Ma Lin, sinh viên tốt nghiệp khoa phiên dịch tại Đại học Kinh tế và Thương mại quốc tế tại Bắc Kinh cho biết.

Anh vừa dự thi  tuyển công chức nhà nước hôm 30/11.

Ma Lin cho biết lí do anh thi công chức là để tích lũy kinh nghiệm.

"Với kinh nghiệm quý báu tích lũy được, tôi có thể lựa chọn tiếp tục là một công chức hoặc làm cho tư nhân”, Ma Lin cho biết thêm và nhấn mạnh anh không đặt mục tiêu cả đời phấn đấu làm công chức nhà nước.

Không giống các ứng cử viên khác, Ma Lin không bị áp lực bởi chuyện thi trượt công chức.

Một cô gái nhoài người đọc thông tin tại Nanjing.

Một cô gái nhoài người đọc thông tin tại Nanjing.

Theo Ma Lin, thực tế thì số lượng ứng viên không quá nhiều bởi trong khoảng 60 hồ sơ, người ta chỉ chọn khoảng 23 hồ sơ đạt tiêu chuẩn cho dự thi.

Ngoài ra, Ma cho biết anh không thấy vui vì số lượng hồ sơ năm nay ít hơn năm ngoái, bởi việc này liên quan đến chiến dịch trừng trị nạn tham nhũng thẳng tay gần đây của chính phủ.

Ứng viên chụp lại số báo danh tại một điểm thi ở Hàng Châu

Ứng viên chụp lại số báo danh tại một điểm thi ở Hàng Châu

Các vụ bắt giữ quan chức cấp cao thuộc chiến dịch này đã khiến những người mong muốn có được một “bát cơm sắt”, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường, phần nào e ngại.

Yang Siqi, bạn cùng lớp với Ma Lin cũng nộp hồ sơ vào vị trí tương tự. Tuy nhiên, lí do thi công chức của cô khác hẳn cậu bạn.

“Bố mẹ muốn tôi trở thành một công chức bởi đó là công việc phù hợp với con gái”, cô chia sẻ.

Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi.

Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi.

Theo số liệu thống kê năm 2012, có 76,4% sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc muốn được làm việc nhà nước. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.

Ví dụ như, tỷ lệ sinh viên muốn làm công chức nhà nước của Singapore là 2%, Mỹ là 3% và Pháp khoảng 5%.

“Đây là lần thứ 3 tôi dự thi công chức. Tôi rất muốn có hộ khẩu Bắc Kinh, hoặc được đăng ký thường trú tại đây để cuộc sống được dễ dàng hơn”, Fan, chàng trai 30 tuổi chia sẻ.

Theo luật pháp Trung Quốc, chỉ có những người có hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú tại Bắc Kinh mới được hưởng đầy đủ quyền lợi của một công dân thành phố.

Một cán bộ hướng dẫn thí sinh trước buổi thi.

Một cán bộ hướng dẫn thí sinh trước buổi thi.

Ngoài ra, cuộc sống ổn định, chế độ hưu trí tốt, lương cao và cơ hội thăng tiến cũng là những yếu tố thu hút các ứng viên nỗ lực tìm kiếm một “bát cơm sắt”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại