Quốc gia nào khiến cả Mỹ, EU và Nga cùng khao khát?

Minh Thu |

Cả Nga, Mỹ và EU đều đang cạnh tranh tạo tầm ảnh hưởng ở Romani bởi quốc gia này được đánh giá nắm giữ vị trí tiền tiêu và chịu ảnh hưởng cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây.

Theo tạp chí National Interest, một số người cho rằng những chuyến thăm tới Nga của các quan chức Mỹ gần đây bao gồm cuộc gặp giữa Ngoại trưởng John Kerry và Tổng thống Vladimir Putin tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen, là dấu hiệu cải thiện mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tuy nhiên, có một quốc gia nằm ở góc phía tây bắc của Biển Đen vẫn đang là "tâm điểm giao tranh tạo tầm ảnh hưởng" của cả Nga, Mỹ và EU. Đó là Romani. Về phần mình, Nga đánh giá Romani giữ một vị trí chiến lược quan trọng.

Bởi Crimea, bán đảo thuộc Ukraine nhưng đã sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3/2014, chỉ nằm cách bờ biển Romani khoảng 300 km. Có thể nói, giới chức Nga, Mỹ và EU đều coi Romani là một quốc gia tiền tiêu.

"Nga là một thực thể của châu Âu. Ukraine chỉ là một phần trong trò chơi lớn hơn", National Interest dẫn lời một quan chức tham gia cuộc họp của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Romani.

Trong khi đó, một quan chức khác cho rằng: "Chúng ta vẫn có người bảo lãnh. Mọi quốc gia đều có quyền chọn cách sống cho riêng mình".

"Người bảo lãnh" mà vị quan chức Romani nhắc tới là nhằm ám chỉ Điều khoản số 5 của NATO.

Thực tế, Romani sẽ không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của riêng mình để bảo vệ chủ quyền.

Theo giới phân tích quốc phòng, trong số 3 chiếc tàu khu trục của Hải quân Romani, chỉ còn một chiếc duy nhất có thể đi biển. Còn hai chiếc tàu của Hải quân Hoàng gia Romania đều không có súng.

Chiếc tàu ngầm duy nhất do Liên Xô cũ sản xuất, giờ cũng không thể vận hành do Nga không còn sản xuất bộ pin dùng cho thế hệ tàu ngầm này.

Trong khi đó, 60% ngân sách quốc phòng của Romani cũng đã được dùng để chi trả lương và lương hưu cho người dân.

Đồng nghĩa, an ninh của Bucharest hoàn toàn phụ thuộc vào NATO và căn cứ đặt tên lửa trị giá 400 triệu USD của Mỹ ở Desevelu.

Việc đặt căn cứ tên lửa ở Romani là một phần trong kế hoạch thiết lập lá chắn chống tên lửa đạn đạo của Washington. Nga từng lên tiếng phản đối và coi đây là một hành động mang tính khiêu khích.

Hôm 7/4, Luc Michel, nhà lãnh đạo Đảng Cộng đồng dân tộc châu Âu (NCP) trụ sở tại Brussels, khẳng định rằng kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ tại Romania đang biến nước này trở thành một bàn đạp chống lại Nga. Cũng theo ông Michel, Ba Lan, Bulgaria và các quốc gia Baltic cũng đang theo đuổi chiến lược này của NATO.

Còn theo Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, ngày 10/10/2014, Mỹ đã cho khánh thành căn cứ phòng thủ Aegis trên cạn tại Romania, một phiên bản trên đất liền của hệ thống theo dõi radar tinh vi được trang bị cho các tàu chiến Mỹ kể từ năm 2004.

Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ đi hoạt động vào cuối năm 2015, sẽ đón tiếp vài trăm binh sĩ, các nhân viên dân sự và hợp đồng. Việc xây dựng căn cứ đã tiêu tốn 134 triệu USD.

Với số dân 20 triệu người, Romani trở thành quốc gia thành viên trong khối NATO kể từ năm 2004 và là thành viên của EU vào năm 2007.

Tuy nhiên, Romani vẫn là một quốc gia nghèo theo tiêu chuẩn châu Âu. Ngoài ra, GDP của Romani cũng chưa đạt mức tăng thêm 5 lần kể từ khi kết thúc chế độ độc tài Nicolae Ceausescu vào năm 1989.

Xét về vị trí địa lý và lịch sử, Romani bị ảnh hưởng cả từ phương Đông và phương Tây. Về văn hóa, Romani mang tư tưởng bảo thủ hơn so với các quốc gia láng giềng phương Tây.

Ngày nay, tư cách thành viên NATO và EU dường như khuyến khích Romani đưa ra một chính sách ngoại giao táo bạo hơn. "Romani không chấp nhận quyền phủ quyết của Nga", một quan chức Romani khẳng định.

Trong khi đó, nền chính trị của quốc gia láng giềng Moldova, vốn có đa phần người dân nói tiếng Romani, lại chịu sự chia rẽ trong các mối quan hệ với EU. Không giống như Romani, Moldova là một phần của Liên Xô cũ từ năm 1812.

Sau năm 1991, Moldova lại trở thành điểm đối đầu giữa Nga và phương Tây. Điển hình, kết quả của các cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái đã nghiêng về phía liên minh đảng Dân chủ tự do vốn ủng hộ Moldova hội nhập châu Âu.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin không chính thức, các đại diện phương Tây thừa nhận rằng đây là cuộc bầu cử không minh bạch nhằm ngăn chặn phe đối lập ủng hộ Nga giành được chiến thắng.

Song, kể từ khi Brussels thi hành "Chính sách láng giềng châu Âu" (ENP) vào năm 2009, tỷ lệ ủng hộ ở Moldova thường xuyên sụt giảm.

Các nhà hoạt EU ở địa phương cho biết chỉ 36% người dân Moldova mong muốn gia nhập EU còn 42% ủng hộ thắt chặt quan hệ với Nga.

Đây cũng là lý do Brussels đẩy nhanh ký kết một thỏa thuận hợp tác với Moldova vào tháng 6/2014.

Song, những bê bối liên quan tới ngành ngân hàng như việc "bốc hơi" mất 1 tỷ euro và một doanh nhân làm ăn mờ ám có mối quan hệ với chính phủ châu Âu, khiến nhiều người dân Moldova gắn mác "tham nhũng" cho EU.

Thậm chí, để thúc đẩy "một tương lai châu Âu" ở Moldova, các tổ chức phi chính phủ ủng hộ EU còn cho phát động một cuộc cách mạng thông tin do đại sứ quán Mỹ tài trợ kinh phí.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại