Trả lời phỏng vấn trong một bộ phim tài liệu mới được phát sóng trên kênh truyền hình Rossiya-1, Tổng thống Putin nhận định:
"Trước hết, luôn có một số lợi ích nào đó trong quan hệ giữa các quốc gia. Để đảm bảo cân bằng được chúng, cần phải có các quy tắc cùng được đồng thuận và được áp dụng một các minh bạch".
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga chỉ ra, vấn đề mà châu Âu là thiếu chính sách ngoại giao độc lập. "Trên thực tế, châu Âu đã từ bỏ nó và bàn giao một phần lãnh thổ của mình, có thể là phần quan trọng nhất, cho đồng minh (Mỹ)".
Theo ông Putin, việc các thành viên của liên minh chính trị-quân sự chuyển giao một số quyền hạn nào đó của mình cho tổ chức với tầm ảnh hưởng xuyên quốc gia.
"Nhưng trong trường hợp của châu Âu, họ không trao quyền cho một cơ quan như vậy. Trên thực tế, châu Âu đã từ bỏ một phần quyền hạn không phải cho NATO, mà là cho quốc gia dẫn đầu NATO - đó là Mỹ".
Ví dụ mà Putin đưa ra để minh chứng cho những gì mình nói là việc Tổng thống Mỹ từng điều quân can thiệp vào Iraq, bất chấp sự phản đối của Đức và Pháp. Thậm chí, Đức và Pháp sau đó còn bị nhắc nhở là đã nêu ý kiến sai.
"Nhưng cuối cùng, hoá ra (cựu Tổng thống Pháp) Jacques Chirac... đã dự đoán trước hậu quả. Giờ đây, hậu quả là những quốc gia đó đã thất bại và chủ nghĩa khủng bố thì càng phát triển. Paris bị tấn công.
Ông Chirac đã đúng. (Cựu Thủ tướng Đức) Schroeder cũng đã đúng".
Những tuyên bố trên của Putin dường như là nhằm vào việc phương Tây không hợp tác với Nga trong nỗ lực chống khủng bố, dù rằng Moscow đã nhiều lần đề nghị, khiến cho chủ nghĩa khủng bố ngày càng lớn mạnh, lan tới châu Âu.
Trước đó, Tổng thống Putin đã từng nhiều lần nói về vấn đề này.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Thuỵ Sĩ RTS TV, ông Putin cho rằng, các nước châu Âu cần chứng tỏ tính độc lập, chủ quyền tự quyết của mình, nhiều hơn nữa, cùng với đó là khả năng giải quyết các vấn đề về lợi ích quốc gia, lợi ích của các dân tộc.
"Trong những năm 1960, Pháp đã quyết định rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để giữ được chủ quyền ở mức cao hơn khi là một thành viên trong khối.
Chúng tôi không có ý định phân tích chính sách đối ngoại của các quốc gia châu Âu, nhưng mọi người phải thừa nhận rằng nếu việc thảo luận các vấn đề nội khối châu Âu với các đối tác châu Âu mà lại được quyết định ở Washington thì thật chẳng đúng chút nào".
Trong một bài phát biểu khác ở trong nước, ông chủ Điện Kremlin cũng cho rằng, những thứ mà các quốc gia châu Âu, vốn đang chịu ảnh hưởng từ Mỹ, nhận được lại chỉ là hy sinh lợi ích của mình cho những lời hứa hẹn của Washington.