Ông Putin nói gì về việc "lập lại hòa bình tại Ukraine"?

Tri Thông |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cuộc xung đột ở Ukraine “chỉ có thể kết thúc nếu Kiev hội đàm trực tiếp với đại diện của khu vực Đông Nam (Donbas)”, sau khi thông qua với các thỏa thuận Minsk và “đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã nhấn chìm đất nước”.

Theo tờ báo Ai Cập Al- Ahram thuật lại lời của ông Putin cho biết: "Nói về cuộc khủng hoảng Ukraine, nước Nga kêu gọi một phương pháp giải quyết hoà bình toàn diện và duy nhất dựa trên các hiệp định Minsk mà Nga đã chủ động và nỗ lực thúc đẩy trước đó".

Theo Tổng thống Nga, điều kiện quan trọng nhất đối với sự ổn định tình hình tại Donbas là “ngừng bắn ngay lập tức và kết thúc chiến dịch mang tên “chống khủng bố” khốc liệt ở miền đông nam của Ukraine".

Ông Putin nhấn mạnh: "Nỗ lực gây áp lực kinh tế và phá vỡ cuộc sống hàng ngày lên Donbas của Kiev càng làm trầm trọng thêm tình hình.

Đây chính là một thảm họa lớn".

Tổng thống Nga nói thêm rằng Ukraine cần phải "tập trung vào việc đàm phán" và Nga sẽ tiếp tục cố gắng tạo điều kiện "thành lập mối liên hệ bền vững và trực tiếp" giữa Kiev và các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk (DPR và LPR).

Tuy nhiên, theo ông Putin: "Cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến khi người dân Ukraine có cùng tiếng nói chung, cho đến khi chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa dân tộc kết thúc hoàn toàn, và xã hội được củng cố thông qua các giá trị tích cực và lợi ích thật sự của Ukraine".

Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng vấn đề nhân quyền phải được thực thi đầy đủ tại Ukraine và chính quyền của đất nước này cần xây dựng theo “chế độ nhà nước lập hiến”.

Tất cả các công dân Ukraine rồi sẽ có "một cuộc sống an toàn và thoải mái".

Mùa xuân năm ngoái, chính phủ mới thành lập Kiev đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại những người ủng hộ nền độc lập miền đông nam.

Trong một cuộc họp của Nhóm Liên hệ có sự tham dự của đại diện đến từ Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) về vấn đề Ukraine vào tháng 9 được tổ chức tại thủ đô Minsk (Belarus), một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa lực lượng dân quân và chính phủ Kiev.

Mặc dù vậy, cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục tại Donbas và thậm chí còn gia tăng vào đầu năm nay.

Moscow đã nhấn mạnh rằng các hoạt động quân sự diễn ra không ngừng của Kiev chống lại lực lượng đông nam Ukraine đã bị thúc đẩy bởi các nhóm cực hữu và thành phần cực đoan.

Lo ngại trước sự bùng phát lan rộng đáng báo động “chủ nghĩa phát xít kiểu mới” ở Ukraine, nước Nga đã kêu gọi tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc đề xuất một nghị quyết chống lại tinh thần chủ nghĩa phát xít vào cuối năm ngoái.

Ukraine, cùng với Hoa Kỳ và Canada đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Nga khởi xướng nói trên.

Quân sự của Ukraine gây quá nhiều nhiễu nhương

Nga bày tỏ quan ngại về tình hình gia tăng quân sự tại Ukraine, trong khi tình hình kinh tế của nước này đang rơi vào trạng thái kiệt quệ, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay.

Ông Putin cho biết: "Ukraine đang gia tăng lực lượng quân sự nhanh chóng.

Chúng tôi có thể khẳng định như vậy, dựa vào số liệu có thật: trong năm 2014, ngân sách quân sự Ukraine tăng gần 41 %.

Trong năm nay, theo số liệu sơ bộ, nó sẽ tăng hơn gấp ba lần và đạt hơn 3 tỷ USD, chiếm khoảng 5% GDP của đất nước.

Và tình trạng này đang xảy ra trong khi đất nước phải vay tiền từ quốc tế, trong đó có Nga. Nền kinh tế vốn đã ở trong tình trạng khá tồi tệ".

Giữa món nợ khổng lồ, Ukraine đã công bố một loạt các cuộc huy động quân sự mới.

Ông Putin khẳng định trước báo giới của tờ Al-Ahram: "Tình hình trong Donbas đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Lực lượng an ninh Ukraine tiếp tục tái diễn các đợt đánh bom vào Donetsk, Lugansk và các khu vực dân cư khác trong khu vực.

Họ đang tiến hành “trả thù” sau khi thất thủ vào mùa hè vừa qua và đang cố gắng “Ukraine hóa” khu vực Donbas”.

Binh đoàn xe tăng của Ukraine tiến vào lãnh thổ miền đông nam Ukraine, Donbas

Ông Putin đã nhấn mạnh rằng nhiều người dân Ukraine đang né tránh việc huy động quân sự bằng cách lánh nạn sang Nga vì họ không muốn làm "bia đỡ đạn".

Trong khi đó ông Lavrov đã nhấn mạnh rằng việc huy động đạng làm cản trở các nỗ lực hòa bình do nhóm Normandy đề xuất.

Cả hai Định dạng Normandy và Nhóm Liên hệ đã đều hướng tới tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Ukraine.

Tuy nhiên, chỉ cuộc họp của nhóm Tiếp xúc mới mang lại kết quả đáng kể, đó là, một thỏa thuận ngừng bắn và một biên bản ghi nhớ quy định cụ thể việc thực hiện .

Tuy nhiên, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn Minsk vừa qua, cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục tại Donbas và tăng cường vào đầu năm nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại