Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, tổng số nợ nước này tính đến ngày 1.4.2015 là 312,7 triệu euro. Hy Lạp đàm phán với EU và IMF để giải quyết số nợ hình thành sau khi giải cứu ngân sách Hy Lạp trước nguy cơ phá sản năm 2010 và 2012.
Dự đoán các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ giúp Hy Lạp hoàn trả nợ không xảy ra.
Thứ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Costas Isihos tin rằng, nếu kết quả cuộc trưng cầu ý dân - chấp nhận các điều kiện từ chủ nợ, Hy Lạp sẽ biến thành một thuộc địa kinh tế của Châu Âu.
Những người cho vay hoàn toàn không quan tâm giúp đỡ thực sự con nợ, chỉ muốn tình hình vốn đã tồi tệ sẽ càng thêm trầm trọng.
Trong bối cảnh những áp lực từ chủ nợ, BRICS có thể là một lựa chọn tốt đối với Hy Lạp - Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu (Research Global) của Canada nhận định.
Hồi tháng Năm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Sergei Storchak đã đề xuất Thủ tướng Hy Lạp để nước này làm thành viên thứ sáu của BRICS.
Thủ tướng Hy Lạp bày tỏ sự quan tâm vì đây là một giải pháp cho phép Hy Lạp tiếp cận Ngân hàng Phát triển BRICS. Research Global cho rằng: "Mục đích ngân hàng Phát triển BRICS là chấm dứt sự thống trị của phương Tây trong các thị trường tài chính và trở thành một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu.
Khả năng Nga và Trung Quốc có thể hỗ trợ được tài chính cho Hy Lạp. Hiện nay, Athens đang tiến hành đàm phán với các thành viên khác của BRICS về triển vọng tham gia tổ chức. Hoạt động sẽ được tiếp tục trên mặt bằng Hội nghị thượng đỉnh tại Ufa (Nga) vào ngày 9-10 tháng 7."
Tỷ phú và ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, nước Mỹ không thiếu vấn đề, do đó việc giải quyết tình huống nợ công của Hy Lạp là nhiệm vụ đặt ra cho Đức.
Đặc biệt, theo lời ông, "toàn bộ tình hình xung quanh đồng euro đã được tạo ra để cạnh tranh với Mỹ.
"Nếu Đức không thành công, rất có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ ra tay cứu vãn tình thế. Vì vậy, tôi nghĩ tình hình của Hy Lạp sẽ thuận lợi hơn so với nhiều người nghĩ" - ứng cử viên tổng thống Mỹ nhận xét.